duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
2. Năng lực:
- Tự chủ tự học: tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
2. Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 2 (có thể dùng mô hình hoặc que tính thay thế “vật liệu” trong SGK để dạy học).
- HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:
- GV tổ chức cho học sinh hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em nhận biết được thừa số và tích trong phép nhân; tính được tích khi biết các thừa số; vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến ý nghĩa phép nhân.
- GV ghi tên bài: Thừa số- tích
2. Hoạt động hình thành kiến thức: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.7:
+ Nêu bài toán? + Nêu phép tính?
- GV nêu: 3 và 5 gọi là thừa số, kết quả 15 gọi là tích; Phép tính 3 x 5 cũng gọi là tích.
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép nhân, chỉ rõ các thành phần của phép nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Cho hai thừa số: 6 và 2. Tính tích hai số đó.
+ Bài cho biết gì? + Bài YC làm gì?
+ Để tính tích khi biết thừa số, ta làm như thế nào?
- GV chốt cách tính tích khi biết thừa số.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:Bài 1: Số? Bài 1: Số?
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm, yêu cầu HS nêu, viết được các thừa số và tích của mỗi phép nhân đã cho vào ô có dấu? trong bảng. - Gv cho hs chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét