Các nghiệp vụ ngoại bảng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27 - 32)

- Bảo lãnh của ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay

cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả nợ thay.

- Cam kết tín dụng: Thể hiện lời hứa của ngân hàng đối với khách hàng về việc thực hiện một khoản cho vay trong tương lai hoặc một sự bảo lãnh trong những điều kiện nhất định.

- Chuyển nhượng các khoản cho vay:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG VỐN TIỀN TỆ

Sơ đồ 1.2. Chuyển nhượng các khoản cho vay

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại mại

Hiệu quả nói chung là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”.

(PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt đuợc trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định truớc”.

Nhu vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của NHTM có thể đuợc hiểu theo ba huớng: (1) tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất nhu vốn, cơ sở vật chất, lao động... để tạo ra thu nhập, (2) giữ nguyên đầu vào nhung tạo ra luợng đầu ra nhiều hơn, (3) sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhung luợng đầu ra đuợc tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do đó hiệu quả hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề luôn đuợc quan tâm. Các ngân hàng phải thuờng xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm củng cố tiềm lực tài chính và an toàn hoạt động trong nền kinh tế mở hiện nay.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng

thương mại và vai trò của nó

1.2.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng hàng

thương mại

Các nguồn lực xã hội là khan hiếm: Càng ngày nguời ta càng sử dụng các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu khác nhau của con nguời. Trong khi các nguồn lực xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con nguời ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi ngân hàng phải lựa chọn và trả lời chính xác 3 câu hỏi: sản xuất sản phẩm, dịch vụ gì; sản xuất nhu thế nào và sản xuất cho khách hàng nào. Vì thị truờng chỉ chấp nhận cho ngân hàng nào quyết định sản xuất đúng sản phẩm, dịch vụ với số luợng và chất luợng phù hợp. Mọi ngân hàng trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực xã hội để sản xuất sản phẩm dịch vụ không tiêu thụ đuợc trên thị truờng - tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội - sẽ không có khả năng tồn tại.

hội nhập, doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh ngân hàng phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt các sản phẩm dịch vụ, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, ngân hàng phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các ngân hàng khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, ngân hàng mới có khả năng đạt được điều này.

Mục tiêu bao trùm lâu dài của mọi ngân hàng hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, ngân hàng phải sản xuất sản phẩm dịch vụ cung cấp cho thị trường và để sản xuất phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Ngân hàng càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội, nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động là đòi hỏi khách quan để ngân hàng thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.2.2. Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với ngân hàng thươngmại mại

Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất: trình

độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phuơng diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối uu nhất, đua ra phuơng pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tu cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ đuợc sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn đuợc sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhu ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Và nhu đã luu ý, do phạm trù hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt nên trong nhiều truờng hợp nguời ta coi nó không phải chỉ nhu phuơng tiện để đạt kết quả cao mà còn nhu chính mục tiêu cần đạt.

1.2.3. Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thươngmại mại

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động là chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động càng nhiều vốn thì đơn vị càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay. Vì vậy, đơn vị phải thuờng xuyên theo dõi quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, theo đối tuợng huy động (tổ chức kinh tế, cá nhân), theo loại tiền (VND và ngoại tệ),... trên cơ sở xác định cơ cấu từng thành phần trong nguồn vốn huy động. Qua đó có thể xem xét, đánh giá nguồn vốn huy động để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng các loại tiền gửi. Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức: thời gian, loại tiền, sản phẩm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,...Thông qua việc sử dụng

phương pháp tỷ trọng để xác định phần trăm từng khoản mục trong một chỉ tiêu cần xem xét và phương pháp so sánh số tiền tuyệt đối tăng (giảm) hay phần trăm tương đối tăng (giảm) của các chỉ tiêu phân tích giữa ba năm 2017, 2018, 2019.

Đồng thời để nắm được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có thể tính theo chỉ tiêu dưới đây:

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn (%) = — 1) × 1 0 0

’ ∖So dư vốn huy động kỳ trước /

Đây là cơ sở để đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn từ khách hàng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng trưởng càng cao chứng tỏ trong kỳ đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp gia tăng năng lực huy động vốn, hay do uy tín của ngân hàng được nâng cao trên thị trường, đơn vị đã tạo ra cho mình một hệ thống danh mục các khách hàng truyền thống. Từ số vốn huy động đó sẽ là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và các hoạt động khác là những hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng.

1.2.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản và vốn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w