Thế giới đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn gọi là cuốc cách mạng số, với sự tham gia của nhiều quốc gia, với chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều hiệu ứng trong xã hội, đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới cũng trải qua nhiều biến động, nhưng được dự báo sẽ có nhiều tiến triển tốt hơn trong năm 2018. Sau một thập kỷ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu bắt đầu phục hồi. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trên 3,5% trong năm 2018, mức tăng nhanh nhất trong 8 năm qua.
Tuy nhiên, một số vấn đề chính trị phức tạp tồn tại dai dẳng và những tranh chấp, mâu thuẫn mới nảy sinh có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới như cuộc ganh đua thế lực giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, tình hình chiến sự ở Trung Đông, khủng hoảng Triều Tiên...
Khởi đầu năm 2018, kinh tế thế giới tiếp tục duy trì động lực tăng truởng khả quan, xu huớng phục hồi tiếp tục đuợc dẫn dắt từ nền kinh tế Mỹ và khu vực các nuớc mới nổi và đang phát triển. Giá hàng hóa cơ bản, trong đó giá dầu, giá luơng thực thực phẩm tiếp tục xu huớng gia tăng, dù tốc độ có chậm lại so với năm 2017.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi, lạm phát và giá hàng hóa cơ bản có xu huớng tăng, ngân hàng trung uơng các nuớc phát triển thực hiện CSTT theo huớng thận trọng hơn, từng buớc thắt chặt hoặc dỡ bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ quy mô lớn đuợc áp dụng trong những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trên bình diện cả năm 2018, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi tích cực, tuy nhiên rủi ro vẫn hiện hữu do tiến trình đàm phán Brexit, tính bất định trong môi truờng kinh tế từ phản ứng chính sách khó luờng của một số nuớc, căng thẳng chính trị, bảo hộ thuơng mại (đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc) ảnh huởng bất lợi đến chu chuyển thuơng mại toàn cầu và động lực cạnh tranh; giá cả thế giới có xu huớng tăng tạo áp lực lên lạm phát; thị truờng tài chính thế giới đuợc dự báo có những diễn biến phức tạp, tình trạng “bong bóng” giá một số loại hình tài sản tài chính cao hơn cả những thời điểm khủng hoảng tài chính truớc đây.
3.1.2. Đặc điểm tình hình trong nước
a) Tình hình kinh tế
Cùng với những dấu hiệu mang tính tích cực từ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của sáu tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức
tăng trưởng chung. Khu vực dịch vụ tăng gần 7%, đóng góp hơn 41% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Đứng đầu là khu vực công nghiệp, xây dựng, tăng trưởng 9%, đóng góp tới gần 49% vào tăng trưởng chung. Trong cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,15% GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78%, khu vực dịch vụ chiếm 41,82%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là 15,06%, 32,75%, 41,82%, 10,37%).
Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017, tích luỹ tài sản tăng 7,06%; Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 15,72%; Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.
Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng, lạm phát đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2018 tăng 0,61% so với tháng trước, tháng 6 có CPI tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua, đưa CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ 2017. Nguyên nhân của nguy cơ lạm phát là do giá xăng dầu đang tăng, giá dịch vụ giáo dục, y tế và lương cơ sở đang có khả năng tăng lên. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, để chủ động đối phó với lạm phát, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ đã thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu nếu tăng một mặt hàng do Nhà nước quản lý giá thì sẽ không tăng tiếp cái khác nhằm ngăn chặn nguy cơ chu kỳ lạm phát theo chu kỳ 10 năm.
Với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định, những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
cải cách hành chính, giảm chi phí kinh doanh,... được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt
thực hiện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
hầu hết các khu vực nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm các nuớc phát triển cũng nhu sự cải thiện của các nước mới nổi, giá hàng hóa cơ bản và lạm phát các nước bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, khiến các nước phát triển gia tăng lộ trình thu hẹp dần các biện pháp nới lỏng CSTT. Điều này cùng với những diễn biến nội tại trong nước đã đặt ra cả thời cơ lẫn thách thức đối với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Thời cơ và thách thức
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm sự ổn định, an toàn hoạt động hệ thống. Việc điều hành CSTT của NHNN đã góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở vững chắc để kiểm soát lạm phát bình quân dưới mục tiêu 4%, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% - một điểm sáng thành công của Việt Nam trong năm 2017.
Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”, đồng Việt Nam được đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất châu Á.
Lạm phát được kiểm soát ổn định liên tục từ năm 2012 đến nay giúp giữ vững kỳ vọng lạm phát, củng cố niềm tin của nền kinh tế và giới đầu tư vào đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn gặp không ít khó khăn. Xu hướng bảo hộ thương mại của các nước và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương
lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, lạm phát trong nước bị tác động bởi xu hướng tiếp tục gia tăng giá hàng hóa thế giới và lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, tiêu dùng tăng do tổng cầu của nền kinh tế khởi sắc, thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh có thể kích thích hiệu ứng chi tiêu do giá tài sản tăng và kỳ vọng lạc quan về triển vọng kinh tế dưới tác động của hiệp định thương mại tự do FTA.
Bên cạnh đó, trên thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu, CSTT thận trọng của các NHTW cộng hưởng với diễn biến phức tạp của đồng USD sẽ có thể tác động không thuận lợi đến điều hành CSTT. Để xử lý và hóa giải các áp lực và rủi ro đó đòi hỏi cần theo dõi sát diễn biến lạm phát và tiếp tục có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính sách tài khóa - tiền tệ - quản lý giá để kiểm soát lạm phát 4% theo mục tiêu đặt ra, từ đó có nền tảng vững chắc để duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô.
Công tác điều hành CSTT của NHNN
Cụ thể hóa mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và trên cơ sở đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, từ đầu năm 2018, NHNN đặt ra mục tiêu điều hành CSTT trong năm 2018 chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.
Với định hướng điều hành CSTT nêu trên, dự kiến trong năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, để đạt được các
mục tiêu CSTT nêu trên, trong năm 2018, NHNN tiếp tục phối hợp điều hành đồng bộ các công cụ, giải pháp CSTT nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đuợc giao. Cụ thể:
Thứ nhất, điều hành CSTT nhằm ổn định lạm phát phù hợp với mục tiêu 4% trong năm 2018 trong điều kiện giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá dầu mỏ biến động và có rủi ro tăng, phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa CSTT, chính sách tài khóa và chính sách quản lý giá của Nhà nuớc.
Thứ hai, dòng vốn vào tiếp tục xu huớng tăng truởng nhờ hoạt động thu hút vốn FDI, FII mạnh mẽ, cộng huởng với việc bán vốn nhà nuớc đang diễn ra thuận lợi..., một mặt giúp NHNN tăng dự trữ ngoại hối nhung mặt khác gây áp lực cho NHNN trong việc trung hòa luợng tiền mặt đua ra luu thông do mua ngoại tệ nhằm đảm bảo các mục tiêu CSTT, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ ba, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến lạm phát và thị truờng tiền tệ, hỗ trợ các TCTD thực hiện các giải pháp giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính trong điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi. Tiếp tục đẩy nhanh triển khai các chính sách, giải pháp phát triển thị truờng trái phiếu, chứng khoán - kênh dẫn vốn trung, dài hạn trong nền kinh tế, giảm dần sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng (đặc biệt là tín dụng trung dài hạn).
Thứ tu, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nuớc và mục tiêu CSTT, ổn định thị truờng ngoại tệ, từ đó tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối nhà nuớc khi thị truờng thuận lợi. Phối hợp đồng bộ linh hoạt các công cụ CSTT, tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ CSTT để duy trì chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức hợp lý, góp phần hỗ trợ ổn định thị truờng ngoại tệ, nâng cao vị thế và giá trị VND.
Thứ năm, với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2018 khoảng 17%, NHNN tiếp tục thực thi các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng gắn với triển khai các chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách. Đồng thời, NHNN thực hiện kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, qua đó đảm bảo hoạt động của các TCTD phát triển bền vững, lành mạnh. Tiếp tục kiên trì thực hiện lộ trình hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, kiểm soát nhu cầu vay vốn ngoại tệ.
Thứ sáu, tăng cường phối hợp với chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi CSTT.
Theo đó, trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường tài chính tiền tệ, kế hoạch phát hành và giải ngân trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước, NHNN chủ động, kịp thời có các giải pháp trong điều hành CSTT đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
3.2.1. Định hướng phát triển chung
Trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2017 của Chi nhánh và định hướng chung của toàn ngành trong thời gian tới, BIDV Chương Dương định hướng hoạt động kinh doanh năm 2018 - 2020 như sau:
- Tiếp tục xác định Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020, trong đó đẩy mạnh huy động vốn dân cư và các kỳ hạn dài.
- Đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ, hướng tới là Chi nhánh đi đầu trên địa bàn Hà Nội về hoạt động Ngân hàng bán lẻ.
- Tập trung phát triển sản phẩm đồng bộ, có đột phá trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo sản phẩm dịch vụ thực sự đi vào thực tiễn. Mở rộng khách hàng có nguồn thu dịch vụ, gắn khách hàng có quan hệ tín dụng với hoạt động thu dịch vụ.
- Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát nằm trong giới hạn tăng trưởng cho phép của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và nâng cao chất lượng tín dụng. Gắn hoạt động cho vay với các mục tiêu phát triển kinh tế của địa bàn, khu vực Hà Nội và vùng lân cận. [1]
3.2.2. Phương hướng huy động vốn của BIDV Chương Dương
Tăng trưởng quy mô nguồn vốn bền vững, với mức tăng trưởng bình quân huy động vốn đạt khoảng 25% giai đoạn 2018 - 2020.
Tập trung tái cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh, đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
Tăng dần tỷ lệ huy động vốn dân cư, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ huy động vốn dân cư/ tổng nguồn vốn đạt tối thiểu 60%.
Duy trì tỷ lệ lợi nhuận từ việc kinh doanh vốn chiếm 50% tổng lợi nhuận cả Chi nhánh. [1]
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách lãi suất và hệ thống sản phẩm huy động vốn
3.3.1.1. Xây dựng chính sách lãi suất huy động hợp lý, linh hoạt
Lãi suất là một công cụ quan trọng có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, vì lãi suất cao là tiêu thức đầu tiên để khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài. Trên cơ sở mức lãi suất do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đưa ra, chi nhánh cần vận dụng chính sách lãi suất hợp lý, thực sự linh hoạt, mềm dẻo, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút khách hàng, nhưng đồng thời phải đảm bảo chi phí huy động vốn hợp lý, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh cần phải thay đổi chính sách lãi suất phù hợp với thị trường