Công tác phân giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn trên cơ sở phân tích đặc điểm và dự đoán sự biến động của môi trường kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn và điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị thực hiện là bước đầu tiên trong quá trình triển khai hoạt động huy động vốn. Phân giao chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với nhu cầu và năng lực nội tại và điều kiện kinh doanh bên ngoài giúp đơn vị thực hiện tận dụng được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong quá trình triển khai công việc để đạt được hiệu quả tối ưu. Do đó, kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cũng là một yếu tố để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn.
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn
với tỷ lệ vượt kế hoạch đồng đều qua các năm và bám sát kế hoạch.
Năm 2014, quy mô vốn huy động của Chi nhánh là 1.599 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch là 6,6%. Năm 2014 là năm đầu tiên BIDV Chương Dương đi vào hoạt động trên cơ sở tiếp nhận và chuyển đổi hoạt động từ Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội. Do chức năng của ngân hàng liên doanh Lào Việt trước đây chủ yếu phục vụ khâu thanh toán giữa Việt Nam và Lào, nền khách hàng mà ngân hàng liên doanh Lào Việt để lại cũng chủ yếu là một lượng khiêm tốn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đầu tư hoạt động trên phạm vi giữa Lào và Việt Nam, chủ yếu sử dụng dịch vụ thanh toán và tín dụng. Do đó, khi BIDV Chương Dương bước vào hoạt động, chi nhánh phải
nỗ lực tập trung tìm kiếm nguồn khách hàng mới để tăng cuờng nguồn vốn huy động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt tập trung phát triển mảng khách hàng cá nhận, hộ gia đình và hộ kinh doanh nhỏ. Đồng thời, chi nhánh cũng phải tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động. Vì vậy, việc đảm bảo hoàn thành vuợt kế hoạch kinh doanh là một kết quả rất đáng khích lệ.
Năm 2015, BIDV giao kế hoạch huy động vốn cho BIDV Chuong Dương tăng 13,2% so với kết quả thực hiện của chi nhánh năm 2014. Năm 2015 là năm mà các ngân hàng liên tiếp tạo ra các đợt sóng tăng vốn huy động nhằm thu hút nguồn tiền gửi cũng như giữ chân khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng. Thực tế này gây áp lực cho BIDV nói chung và BIDV Chương Dương nói riêng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần khác. Tuy nhiên, BIDV Chương Dương đã có những biện pháp khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thành vượt kế hoạch huy động vốn được giao 8,8%, đạt mức 1.969 tỷ đồng.
Năm 2016, do nhu cầu sử dụng vốn của hoạt động cho vay tại chi nhánh tăng trưởng mạnh, BIDV giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cho BIDV Chương Dương tăng gần 15% với mức giao là 2.260 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong năm 2016, BIDV là ngân hàng tiên phong thực hiện chính sách của NHNN giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, kéo theo mặt bằng lãi suất huy động bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh. Chi nhánh đã linh hoạt sử dụng các sản phẩm huy động vốn có bổ sung những lợi ích ngoài lãi cho khách hàng để tiếp tục thu hút khách hàng và tăng cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần. Nhờ đó, chi nhánh hoàn thành kế hoạch huy động vốn, tuy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ là 2,6% khiêm tốn hơn nhiều so với những năm trước.
Tương tự năm 2016, sang năm 2017, BIDV Chương Dương được giao chỉ tiêu huy động vốn tăng trưởng gần 12% với mức giao là 2.665 tỷ đồng.
Huy động vốnChi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 4,7% với vốn huy động đạt1.599 1.969 2.318 2.791 2.791 tỷ đồng.
Việc chi nhánh hoàn thành kế hoạch huy động vốn với tỷ lệ vượt kế hoạch đồng đều qua các năm và bám sát chỉ tiêu kế hoạch được BIDV giao cho thấy tính hiệu quả của công tác phân giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn của BIDV nói chung và BIDV Chương Dương nói riêng. Tại BIDV Chương Dương, chỉ tiêu huy động vốn được giao cho từng phòng ban nghiệp vụ về số lượng tiền gửi huy động theo chức năng nhiệm vụ của từng khối, phần lớn kế hoạch tiền gửi được giao cho khối Quan hệ khách hàng và khối trực thuộc là 2 khối có vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi (theo chức năng 2 khối này tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng). Khối trực thuộc (các Phòng Giao dịch và quỹ tiết kiệm) và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân có nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, 2 Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ huy động tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và các ĐCTC. Một phần nhỏ còn lại của kế hoạch tiền gửi được giao cho các khối còn lại nhưng có giá trị thấp hơn, có ý nghĩa bổ sung hỗ trợ và giới thiệu khách hàng gửi tiền cho Chi nhánh. Một số phòng ban tuy không thuộc khối khách hàng (khối chính về huy động vốn) vẫn được giao chỉ tiêu huy động vốn lớn do các phòng này đã có quan hệ với một số khách hàng truyền thống từ nhiều năm, đó là các phòng Quản lý nội bộ (phụ trách huy động vốn các hộ lớn như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, các Tổ chức sự nghiệp có thu), phòng Giao dịch khách hàng (quản lý tiền gửi không kỳ hạn của Kho Bạc Nhà nước và các hộ cá nhân có tiền gửi lớn). Tại các phòng nghiệp vụ, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tiền gửi được giao sẽ giao lại cho từng cán bộ theo chỉ tiêu tiền gửi và danh sách khách hàng để chăm sóc, duy trì và phát triển.
Như vậy, bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm tiết kiệm mang tính hấp dẫn cao, mở rộng mạng lưới và hình thức phục vụ khách hàng, nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán, việc phân công giao kế hoạch huy động vốn một cách hợp lý cũng là yếu tố góp phần làm nên kết quả tích cực trong hoạt độn g huy động vốn của chi nhánh.