2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động hết sức quan trọng, quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị truờng. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của vốn trong kinh doanh, những năm qua BIDV Chuơng Duơng luôn chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn. Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế.
Biểu đồ 2.1. Huy động từ tiền gửi của BIDV Chương Dương giai đoạn 2014-2017
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo kế toán của BIDV Chương Dương giai đoạn 2014-2017
Giai đoạn 2014-2017, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế có rất nhiều biến động, thêm vào đó NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn làm cho mặt bằng lãi suất huy động vốn thị truờng giảm nhanh, cùng những biến cố trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã khiến cho một số ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm.
Để thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng nhu đảm bảo nguồn vốn hoạt động, BIDV Chuơng Duơng đã linh hoạt trong kế hoạch huy động vốn. Từ năm 2014 đến nay, nguồn vốn huy động có xu huớng năm sau tăng so với năm truớc. Sở dĩ có đuợc kết quả này là do kể từ năm 2014 đến nay BIDV Chuơng Duơng đã mở rộng mạng luới huy động vốn, nâng cao chất luợng thanh toán, đua ra thị truờng nhiều loại sản phẩm huy động vốn có tính hấp dẫn cao nhu tiết kiệm dự thuởng, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất luợng cao. Bên cạnh đó chi nhánh còn kết
hợp với Công ty Bảo hiểm BIDV và công ty Chứng khoán BIDV bán chéo sản phẩm.
Năm 2014 nguồn vốn huy động từ dân cu, TCKT và ĐCTC là 1.599 tỷ VNĐ , năm 2015 nguồn vốn huy động là 1.969 tỷ VNĐ tăng 23% so với năm 2014. Sang năm 2016 nguồn vốn huy động là 2.318 tỷ VNĐ tăng 17.7% so với năm 2015 thì đến năm 2017 nguồn vốn huy động là 2.791 tỷ VNĐ, tăng 20.4% so với năm 2016.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Là một ngân hàng có truyền thống, kinh nghiệm trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tu phát triển, đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế. Thị phần tín dụng chiếm trên 11%, có quan hệ với doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nuớc, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam về định huớng hoạt động tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tăng truởng tín dụng trong giới hạn đuợc giao. Bên cạnh đó chi nhánh thuờng xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo theo đúng quy định, tiến hành rà soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493 của NHNN. Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng quy định. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chuơng Duơng đã mở rộng và đẩy mạnh các loại hình cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng. Trong 3 năm (2014-2017), du nợ của chi nhánh liên tục tăng từ 1.336 tỷ VNĐ năm 2014 lên 3.018 tỷ VNĐ năm 2017.
Tăng truởng tín dụng cao nhung vẫn đảm bảo chất luợng tín dụng. Công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát vốn vay luôn đuợc tăng cuờng và đảm bảo đúng quy trình, quy chế cho vay để việc hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cho Ngân hàng và khách hàng. Chi nhánh thuờng xuyên thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả kinh doanh do khách hàng đem lại để có kế hoạch bố trí
vốn tín dụng cho các khách hàng tốt, có sử dụng nhiều dịch vụ, tránh xu huớng bố trí quá nhiều vốn cho vay đối với các khách hàng chỉ có quan hệ vay vốn, đặc biệt các dự án cho vay đồng tài trợ hay hợp vốn mà chi nhánh không phải là đơn vị đầu mối. Hàng tháng và hàng quý chi nhánh xây dựng kế hoạch giải ngân thu nợ chi tiết đến từng khách hàng, từng khoản vay, trong đó có uu tiên giành hạn mức cho các khoản vay đã đuợc Hội sở chính phê duyệt, các khoản vay đã ký hợp đồng tín dụng và các khoản cho vay ngắn hạn. Đối với các khoản cho vay mới, chi nhánh lập kế hoạch cụ thể, chi tiết trên cơ sở xác định rõ khách hàng mục tiêu, tuân thủ định huớng theo quy định.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động cho vay giai đoạn 2014-2017
3 4 Tỷ lệ du nợ NQD/TDN % 69 63 66 63 5 Tỷ lệ du nợ TSĐB/TDN % 66 83 75 77 6 Tỷ lệ nợ xấu % 3,2 3 1,5 2 7 Thị phần % 12,7 12,7 11,5 11,6
1. Thu dịch vụ ròng 56 127 169 243
- Dịch vụ thanh toán 25 29 46 6,8
- Tài trợ thương mại ĩ 24 46 52
- Kinh doanh ngoại tệ 0,5 34 22 4
- Bảo lãnh ũ 33 4 6ã
- Các dịch vụ khác 03 õ~5 ĩ5 22
2. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng / lợi nhuận trước thuế (%)
ĩ2,ĩ% 24,9% 32,5% 38,5%
(Nguồn: Báo cáo tông kêt của BIDV Chương Dương giai đoạn 2014-2017)
Với uy tín và thế mạnh của mình, BIDV Chuơng Duơng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phuơng. Hoạt động cho vay của BIDV Chuơng Duơng đuợc đuợc thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Hoạt động tín dụng tại BIDV Chương Dương từ năm 2014-2017
Nguồn: Báo cáo kế toán của BIDV Chương Dương năm 2014-2017
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.2. Cơ cấu thu dịch vụ tại BIDV Chương Dương giai đoạn 2014-2017
Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với BIDV, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng của BIDV Chương Dương đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm qua, năm 2014 mức thu dịch vụ ròng đạt 5,6 tỷ VNĐ, năm 2016 đạt 16,9 tỷ VNĐ tăng 33% so với năm 2015. Năm 2017 thu dịch vụ đạt 24,3 tỷ VNĐ. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ ngày càng tăng trong tổng nguồn thu của chi nhánh.
Tuy nhiên, nguồn thu dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Các dịch vụ này đem lại hơn 90% tổng thu dịch vụ trong chi nhánh, các hoạt động dịch vụ mới hiệu quả chưa cao, tỷ trọng nhỏ. Từ năm 2015 có thể được coi là năm đánh dấu về sự chuyển biến tích cực trong hoạt động dịch vụ của BIDV Chương Dương, thể hiện:
- Chi nhánh không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và chuyên nghiệp hoá trong công tác nghiên cứu, triển khai thử nghiệm và triển khai đại trà các sản phẩm. Trong các năm qua đã đưa vào triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn liền nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng, hoàn thành việc kết nối thanh toán thẻ Visa. Đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới máy ATM và POS, tăng cường chất lượng các dịch vụ truyền thống.
- Triển khai thành công dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union với các TCTD khác làm đại lý thanh toán, góp phần nâng cao hình ảnh của BIDV Chương Dương, cũng như tính chuyên nghiệp của ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Triển khai bán chéo các sản phẩm của Bảo hiểm: Thực hiện bảo hiểm Bic Care, Bảo hiểm xe máy, ôtô...
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chương Dương
Trong 4 năm liên tục 2014-2017, BIDV Chương Dương luôn là đơn vị kinh doanh tốt trong hệ thống. Hiệu quả hoạt động, lợi nhuận, năng suất đều được nâng lên qua từng năm. Chênh lệch thu chi năm 2014 đạt 59,1 tỷ VNĐ, năm 2017 đạt 62,3 tỷ VNĐ. Trích lập dự phòng rủi ro thực hiện trích đúng, trích đủ theo kết quả phân loại nợ, tổng quỹ dự phòng rủi ro hiện có của Chi nhánh lên thành 67 tỷ VNĐ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chương Dương
Dư nợ bình quân/người 7,27 13,33 17,41 19,9 Tổng huy động vốn 1.599 1.969 2.318 2.791 Huy động vốn BQ/người 11,66 11,27 14,32 17,2 Thu dịch vụ bq/người 0,04 0,1 0,12 0,16 Lợi nhuận sau thuế/người 0,34 0,36 0,28 0,29
nợ xấu trong chi nhánh lại giảm do chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng tốt hơn. Hiệu quả hoạt động được nâng cao thể hiện ở năng suất lao động luôn giữ được mức tăng trưởng tốt, lợi nhuận năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: huy động vốn dân cư có xu hướng chững lại, nền vốn không ổn định, tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn giảm trong khi nhu cầu về tín dụng trung dài hạn tăng, nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn, dư lãi treo tăng, thu dịch vụ vẫn chủ yếu là các dịch vụ truyền thống, các dịch vụ mới có triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, thị phần hoạt động bị san sẻ.
2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CHƯƠNG DƯƠNG
Nguồn vốn của BIDV Chương Dương bao gồm: Vốn huy động tiền gửi, vốn vay và nguồn vốn khác. BIDV Chương Dương là một chi nhánh hạch toán phụ thuộc, trực thuộc hệ thống BIDV, do đó vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn Nhà nước giao và bổ sung từ lợi nhuận được quản lý theo dõi tập trung tại Hội sở chính. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trong rất nhỏ nhưng luôn được bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vốn vay và nguồn vốn khác chiếm một phần trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn đi vay này của Chi nhánh chủ yếu là vay BIDV thông qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ khi nguồn vốn huy động tiền gửi không đủ đáp ứng cho nhu cầu tín dụng. Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh là nguồn vốn huy động từ dân cư, các TCKT và các TCTD dưới hình thức tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, các nguồn vốn trong thanh toán khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng đóng vai trò hỗ trợ tốt, bổ sung cho nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động huy động vốn, phần tiếp theo sẽ phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Chương Dương theo các chỉ tiêu đã nêu ra ở chương 1.