Cơcấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 79 - 91)

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh huởng rất lớn đến chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng và từ đó ảnh huởng đến việc xác định chi phí đầu ra, tức là lãi suất cho vay của ngân hàng. Nói cách khác, cơ cấu nguồn vốn ảnh huởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Cơ cấu huy động vốn phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Nếu cơ cấu nguồn vốn huy động không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn sẽ không tối uu đuợc du nợ tín dụng và đầu tu. Trong tổng nguồn vốn tại Chi nhánh, vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi của Chi nhánh theo loại tiền tệ, loại hình và thời hạn có những thay đổi đáng kể qua các năm.

Bảng 2.6. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi của BIDV Chương Dương Đơn vị: Tỷ VNĐ,%

Tổng nguồn vốn huy

động 1.599 100 1.969 100 2.318 100 2.791 100 1. Theo loại tiền

VNĐ 1.242 77,6 1.743 88,5 2.005 586, 2.449 87,7

Ngoại tệ 357 22,4 226 11,5 313 513, 342 12,3

2. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 488 30,5 759 38,5 956 241, 1.068 38,2

77,6% tổng nguồn huy động, năm 2017 chiếm 87,7%. Tỷ trọng VNĐ luôn cao hơn vì việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất, tỷ giá trên thị truờng và tâm lý găm giữ ngoại tệ khi có yếu tố lạm phát và tỷ giá biến động. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cu và tiền gửi thanh toán LC của một số doanh nghiệp xuất khẩu:

2014 2015 15/14 (±%) 2016 16/15 (±%) 2017 17/16 (±%) Tổng vốn huy động 1.599 1.969 23.1 2.318 17.7 2.791 20.4 Tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng______ 1.136 1.655 46.7 1.883 40.1 2.314 22.9 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng________ 463 314 -32.2 435 38.5 477 9.6

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền tại BIDV Chương Dương

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo kế toán của BIDV Chương Dương năm 2014-2017

2.2.3.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn (ngắn, trung và dài hạn) chiếm tỷ trọng lớn so với tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động. Nếu xem xét hiệu quả huy động vốn về mặt chi phí, đây là một bất lợi của BIDV Chuong Dương về nguồn vốn huy động với chi phí trả lãi cao. Năm 2016 vốn huy động có kỳ hạn với lãi suất từ 4,8 - 7%/năm, năm 2017 huy động với lãi suất 4,3%- 6,9%/năm thì lãi suất huy động hay chi phí trả lãi cho loại không kỳ hạn chỉ từ 02 - 0,3%/năm. Tuy nhiên, nếu xem xét hiệu quả huy động vốn về mặt tính ổn định của nguồn vốn thì đây lại là lợi thế đối với nguồn vốn của chi nhánh vì phần lớn tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của dân cư luôn ổn định, ít có biến động. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn mang tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào vì mục đích sử dụng hay mục đích lợi nhuận, hơn nữa nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu của các TCKT, là đối tượng mà các TCTD khác thường xuyên cạnh tranh lôi kéo, làm tăng chi phí do chi nhánh phải thực hiện nhiều chương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng thường xuyên.

Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của BIDV Chuơng Duơng diễn ra theo xu thế huy động vốn không kỳ hạn tăng dần theo các năm. Năm 2014 huy động vốn không kỳ hạn 488 tỷ VNĐ, năm 2015 là 759 tỷ VNĐ, năm 2016 là 956 tỷ VNĐ và năm 2017 là 1.068 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng nguồn vốn. Huy động vốn có kỳ hạn tăng dần, năm 2014 là 1.111 tỷ VNĐ thì năm 2017 là 1.723 tỷ VNĐ. Đó là dấu hiệu cho thấy BIDV Chuơng Duơng luôn song song đẩy mạnh biện pháp vừa thu hút vốn không kỳ hạn vừa thu hút vốn có kỳ hạn. Nó giúp cho BIDV Chuơng Duơng một lợi thế về chi phí huy động vốn bình quân.

Mặc dù về giá trị, cả nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn tăng đều qua các năm, nhung xét về trọng số trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn không kỳ hạn có xu huớng tăng lên theo thời gian trong khi tỷ trọng vốn có kỳ hạn giảm dần theo thời gian. Nhu vậy, kỳ hạn bình quân của nguồn vốn huy động có xu huớng giảm xuống, nói cách khác là tính ổn định của nguồn vốn huy động giảm dần. Trong khi đó, tỷ trọng du nợ trung dài hạn lại có xu huớng tăng qua các năm, cho thấy kỳ hạn bình quân của các khoản cho vay tăng lên. Sự biến động trái chiều này giữa kỳ hạn bình quân nguồn vốn huy động và kỳ hạn bình quân sử dụng vốn làm tăng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trong hoạt động của chi nhánh.

Bảng 2.7. Cơ cấu kỳ hạn vốn huy động tiền gửi của BIDV Chương Dương

Tổng nguồn vốn huy động BIDV Chương Dương___________________

1.599 1.969 2.318 2.791

Xét về kỳ hạn thì nguồn vốn huy động trung dài hạn của chi nhánh luôn thay đổi thất thuờng phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế và lãi suất trên thị truờng. Khi lãi suất trên thị truờng liên tục thay đổi và có chiều huớng tăng thì việc huy động vốn trung dài hạn gặp khó khăn, các khách hàng có xu huớng chuyến sang gửi những kỳ hạn ngắn duới 12 tháng. Năm 2014 huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng là 463 tỷ VNĐ thì sang năm 2015 chỉ còn 314 tỷ VNĐ. Năm 2016 và năm 2017 có tăng hơn so với năm 2015 nhung số du tăng thêm chủ yếu do huy động từ các ĐCTC nhu Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm tiền gửi còn huy động từ TCKT và dân cu sụt giảm so với năm 2014. Bên cạnh đó khi nhu cầu đầu tu trung và dài hạn tăng, Chi nhánh phải có đủ vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tu dài hạn bị hạn chế bởi nguồn vốn trung và dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu và hơn nữa lại bị hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nuớc. Một nhiệm vụ khó khăn đuợc đặt ra đối với BIDV Chuơng Duơng là làm thế nào để mở rộng các hình thức huy động vốn trung, dài hạn nhung với lãi suất hợp lý trong những năm tiếp theo.

2.2.3.3. Cơ cấu từng loại vốn theo đối tượng khách hàng a) Huy động tiền gửi'.

Nguồn vốn này đuợc huy động thông qua các hình thức nhu: tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thuởng, tiết kiệm có tặng quà khuyến mại, lãi suất áp dụng cho khách hàng quan trọng, tiết kiệm có kỳ hạn thông thuờng với các kỳ hạn đa dạng: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 36 tháng... và đuợc áp dụng với tất cả khách hàng dân cu, TCKT và ĐCTC.

Xét về thị phần của huy động tiền gửi thì thị phần của chi nhánh trong các năm gần đây giảm do trên địa bàn có thêm nhiều NHTM cổ phần mở chi

nhánh và phòng giao dịch. Các NHTM cổ phần liên tục áp dụng các biện pháp lôi kéo khách hàng bằng lãi suất, bằng các hình thức tặng quà khuyến mại, thực hiện lãi suất thoả thuận. Vì thế, để có thể tiếp tục giữ đuợc nguồn vốn và duy trì đuợc nền khách hàng, chi nhánh BIDV Chuong Dương đã sử dụng nhiều cách thức để giữ vững và gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Bảng 2.8. Thị phần huy động vốn của BIDV Chương Dương

V 7

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tiền gửi dân cư 794 780 920 1.123 Tỷ trọng TG dân cư % 49,7% 39,6% 39,75 40,2% 2. Tiền gửi TCKT 805 1.052 978 1.038 Tỷ trọng TG TCKT % 50,3% 53,4% 42,2% 37,2% 3. Đối tượng khác 137 420 630 Tỷ trọng % 7,0% 18,1% 22,6% Tổng cộng___________ 1.599 1.969 2.318 2.791

(Nguồn: Báo cáo kê toán của BIDV Chương Dương giai đoạn 2014- 2017)

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bao gồm các nguồn chủ yếu: Huy động từ dân cư, TCKT và các đối tượng khác như các ĐCTC. Ta có thể cơ cấu nguồn vốn huy động này qua bảng sau:

Bảng 2.9. Huy động vốn tiền gửi theo đối tượng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương

• Huy động vốn tiền gửi từ TCKT

Các TCKT có nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh thường được gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn để sử dụng cho mục đích thanh toán (tiền gửi thanh toán) hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác hoặc gửi có kỳ hạn để hưởng lãi và chủ động cho nhu cầu sử dụng khi cần thiết.

Về mặt giá trị, vốn huy động từ TCKT có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2017, tuy nhiên không có tính ổn định mà tăng giảm khác nhau qua các năm, năm 2014 đạt 805 tỷ VNĐ, năm 2015 đạt 1.052 tỷ VNĐ, năm 2016 mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động vẫn đạt 978 tỷ VNĐ, năm 2017 đạt 1.038 tỷ VNĐ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2014-2017 nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động: tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo lạm phát cao sau đó giảm sút mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, nguy cơ thiểu phát. Trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã phải áp dụng các CSTT khi nới lỏng khi thắt chặt, các chính sách này đã phát huy tác dụng nhất thời nhưng cũng có hệ quả tiêu cực tác động tới các doanh nghiệp, hệ thống tài chính ngân hàng trong đó có khó khăn về nguồn vốn hoạt động.

Nhận thức được điều này đến thời điểm quý 2/2016, trước sức ép về cạnh tranh huy động vốn trên thị trường, BIDV Chương Dương đã ban hành một loạt cơ chế, chính sách chăm sóc đặc biệt theo các đối tượng khách hàng TCKT, ĐCTC, dân cư với các khoản tiền gửi lớn và xây dựng cơ chế khen thưởng trong huy động vốn. Thực hiện chỉ đạo của BIDV, chi nhánh cũng liên tục triển khai chương trình xúc tiến đầu tư, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như điện, xi măng, thép... Trong công tác tín dụng cũng đã chú trọng chỉ đạo gắn kết cho vay với huy động vốn thông qua điều kiện cam kết duy trì số dư tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Trong năm 2016, BIDV Chương Dương triển khai chương trình thu thuế qua ngân hàng do đó số

lượng tiền gửi thanh toán của TCKT và cá nhân tăng lên đáng kể, hoạt động thanh toán qua ngân hàng sôi động. Nhờ vậy mà quy mô vốn huy động từ TCKT được phục hồi.

Tuy nhiên, về mặt tỷ trọng, tỷ lệ huy động vốn từ TCKT lại giảm nhanh trong tổng nguồn huy động liên tục qua các năm, năm 2015 chiếm 53,4%, năm 2016 chiếm 42,2% và năm 2017 chiếm 37,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy chính sách của chi nhánh quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển nhóm khách hàng bán lẻ, phù hợp với định hướng ngân hàng bán lẻ đã đặt ra.

•Huy động vốn tiền gửi từ dân cư

Huy động vốn từ dân cư là hình thức phổ biến nhằm thu hút tiền nhàn rỗi của dân chúng, đây là hình thức huy động được sử dụng phổ biến tại những nơi tập trung đông dân cư và có thu nhập tương đối. Nguồn vốn huy động được từ dân cư mang tính ổn định, không chịu nhiều sự biến động của kinh tế. Nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn còn tiền gửi thanh toán cá nhân không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Với định hướng phát triển là một ngân hàng bán lẻ, trong công tác huy động vốn, chi nhánh đặc biệt chú trọng phát triển huy động vốn tiền gửi từ dân cư.

- Về quy mô huy động vốn từ dân cư:

Trong tổng nguồn vốn huy động thì huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, không ngừng gia tăng về mặt giá trị theo từng năm đồng thời ổn định về tỷ trọng. Điều đó thể hiện uy tín, thương hiệu của BIDV Chương Dương không ngừng được cải thiện và ngày càng phát triển. Năm 2014, huy động vốn dân cư đạt 794 tỷ VNĐ, năm 2015 đạt 780 tỷ VNĐ, năm 2016 là 920 tỷ VNĐ và năm 2017 đạt 1.123 tỷ VNĐ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2014. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư giữ ổn định ở mức chiếm 40% tổng

nguồn vốn huy động. Đặc biệt, trong năm 2017, huy động vốn dân cu đã đạt mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây, góp phần tích cực vào cân đối vốn chung, bù đắp đuợc một phần sụt giảm nguồn vốn từ nhóm các khách hàng lớn. Tốc độ tăng truởng bình quân huy động vốn dân cu giai đoạn này ở mức độ khá đạt 18%/năm.

- về cơ cấu tiền gửi dân cu theo sản phẩm:

Xét theo sản phẩm thì nhóm sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đuợc BIDV Chuơng Duơng tập trung triển khai và chiếm tỷ trọng 85-90% tổng huy động vốn dân cu, tăng truởng bình quân 19%/năm và năm 2017 đạt mức tăng truởng ấn tuợng là 22%. Trong đó bao gồm 2 nhóm sản phẩm chính là Giấy tờ có giá đuợc triển khai bình quân 3 đợt/năm và Tiết kiệm gắn với các hình thức khuyến mại, tặng quà, trúng thuởng bình quân triển khai 2 đợt/năm.

Huy động vốn tiền gửi duới hình thức phát hành giấy tờ có giá thông qua phát hành giấy tờ có giá tại BIDV Chuơng Duơng duới hình thức kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và chiếm tỷ trọng nhỏ 7% trong tổng huy động.

Với hình thức trái phiếu thì việc phát hành trong những năm gần đây có điểm hạn chế bởi vì kỳ hạn dài, lãi suất không có nhiều hấp dẫn so với kỳ hạn ngắn. Trong khi đó nền kinh tế và thị truờng lãi suất luôn có biến động lớn do đó xu huớng gửi ngắn hạn là chủ yếu. Đối với chứng chỉ tiền gửi năm 2016 BIDV Chuơng Duơng đã có 4 đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi. Năm 2017 phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn và chứng chỉ tiền gửi cho các ĐCTC. Tuy nhiên việc phát hành đem lại hiệu quả không cao do nguyên nhân ngoài sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác thì việc điều hành lãi suất cũng chua kịp thời. Việc phát hành giấy tờ có giá chủ yếu để huy động vốn tạm thời, xử lý tình huống và xu huớng gửi kỳ hạn ngắn là chủ yếu.

Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá tuy chiếm tỷ trọn g nhỏ song sự giảm sút của nguồn vốn này cũng ảnh huởng đến luợng vốn huy

động của chi nhánh, sự thiếu hụt nguồn vốn này có thể gây cho chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm hệ số sử dụng vốn.

- Về cơ cấu tiền gửi dân cu theo kỳ hạn:

Trong năm 2014 cơ cấu kỳ hạn vốn dân cu đuợc duy trì ở mức khá hợp lý với tỷ trọng tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 45%. Tuy nhiên, buớc sang năm 2015, 2016 và năm 2017 tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng của BIDV đã tăng truởng đột biến trong khi tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do làn sóng tăng lãi suất huy động đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng cùng với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng của nguời dân.

- Về thị phần huy động vốn dân cu:

Theo đánh giá của NHNN (qua số liệu kế toán của các TCTD), trong 3 năm từ 2014 -2016, thị phần huy động vốn dân cu của chi nhánh BIDV Chuơng Duơng có dấu hiệu chững lại. Năm 2017, với việc triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn: bốc thăm trúng thuởng, tiết kiệm dự thuởng, khuyến mại khách hàng gửi tiền tiết kiệm, thị phần sản phẩm tiết kiệm của chi nhánh đã tăng 0,5% đạt 7,74% trong khi 3 NHTM nhà nuớc (gồm Agribank, Vietinbank và Vietcombank) sụt giảm 1,72%.

Các NHTM nhà nuớc với lợi thế về quy mô, mạng luới rộng khắp,

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w