Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 104 - 108)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ làm công tác huy động vốn còn đang hạn chế về trình độ nhận thức và phong cách giao tiếp:

Phần lớn cán bộ làm công tác ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng tại BIDV Chương Dương đã được tuyển chọn có trình độ khá và chính quy nhưng cũng còn một số các bộ nhân viên còn thụ động, chưa nắm bắt được các yêu cầu công tác, phương hướng mục tiêu của Chi nhánh, chưa hiểu hết đặc điểm các sản phẩm dịch vụ để tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó khả năng giao tiếp, đối thoại chưa chuyên nghiệp nên công tác huy động vốn còn chưa đạt được như mong muốn.

- Hệ thống sản phẩm tiền gửi chưa đáp ứng nhu cầu thị trường:

Do sản phẩm chính do BIDV ban hành theo khuôn mẫu, số lượng sản phẩm tiền gửi hàng năm ban hành ít và thường triển khai muộn nên khả năng cạnh tranh thấp và hay bị mất cơ hội kinh doanh. Sản phẩm tiền gửi của BIDV không đa dạng, lãi suất không cạnh tranh nên chưa thu hút được khách hàng gửi.

- Quy trình giao dịch còn nhiều thủ tục, chua linh hoạt:

Quy trình nghiệp vụ do BIDV ban hành, các Chi nhánh là nguời thực hiện nhung trong quá trình nghiên cứu ban hành nguời viết đôi lúc không tham khảo ý kiến nguời làm trực tiếp nên các quy định, quy trình không đi sát thực tế là bức rào cản đối với nguời tiền gửi.

- Chính sách lãi suất tiền gửi chua linh hoạt.

Cơ chế lãi suất tiền gửi do BIDV quy định và chỉ đạo, khe hở lãi suất để Chi nhánh điều hành rất hẹp trong khi các chế tài xử lý điều hành rất chặt chẽ nên khả năng linh hoạt về lãi suất tiền gửi tại Chi nhánh rất thấp. Mức lãi suất huy động Chi nhánh đua ra (theo chỉ đạo của HSC) thuờng thấp hơn thị truờng nên một khi muốn huy động một khoản tiền với lãi suất theo thị truờng cao hơn lãi suất BIDV quy định thì Chi nhánh phải gửi công văn xin ý kiến của HSC, đây là một rào cản làm hạn chế cơ hội kinh doanh và hạn chế quyền quản trị của BIDV Chuơng Duơng.

- Chua đánh giá chi phí để tăng hiệu quả kinh doanh.

BIDV Chuơng Duơng chua có những cán bộ làm công tác chuyên trách để đánh giá, phân tích chi phí huy động vốn để đua ra các biện pháp quản trị chi phí huy động vốn.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Kế hoạch kinh doanh BIDV giao BIDV Chuơng Duơng thực hiện chua phản ánh đầy đủ và không chặt chẽ.

Hàng năm thông qua kết quả kinh doanh đạt đuợc năm truớc, hội sở chính căn cứ khả năng tăng truởng để giao cho Chi nhánh thực hiện năm sau theo một tỷ

lệ tăng truởng ấn định, chỉ tiêu huy động vốn chỉ giao về giá trị, chua xem xét đến

chỉ tiêu tiền gửi theo kỳ hạn, loại tiền và hiệu quả kinh doanh vốn.

- Sản phẩm tiền gửi BIDV ban hành còn nghèo nàn, cứng nhắc và không linh hoạt, lãi suất các sản phẩm thuờng cố định, nếu có điều chỉnh

được thì mức tối đa cũng vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nên rất khó cạnh tranh. BIDV chưa có sản phẩm chiến lược, đặc trưng nên khả năng phát triển nguồn tiền gửi bị hạn chế.

- BIDV có bộ máy hoạt động cồng kềnh và cơ chế quản lý phức tạp, mô hình hoạt động và bộ máy tổ chức của BIDV chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của một cơ quan Nhà nước: BIDV đang là một Doanh nghiệp với 70% vốn Nhà nước nên mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động không những cồng kềnh mà còn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan như Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước. Hoạt động tiền gửi cũng bị ràng buộc bởi nhiều quy định là nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.

Với vai trò là doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm ưu thế, ngoài việc hoạt động kinh doanh theo kế hoạch BIDVcòn phải thực hiện một số nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao. Vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hoạt động huy động vốn giảm sút. Cụ thể như việc áp dụng lãi suất trần huy động mà Chính phủ đang yêu cầu các NHTM quốc doanh tiên phong phải thực hiện để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Cơ chế tài chính khắt khe ảnh hưởng đến động lực trong công tác huy động vốn:

BIDV chịu ảnh hưởng của cơ chế tài chính đối với của Doanh nghiệp Nhà nước, điều này hạn chế rất nhiều về quyền hạn trong hoạt động thu, chi tài chính như chi lương, thưởng, chi thực hiện cơ chế động lực... điều này sẽ không thể khuyến khích động viên cán bộ kinh doanh giỏi tiếp tục phấn đấu làm việc (vì họ có làm thêm bao nhiêu thì mức thu nhập cũng không thể cao hơn), không giữ chân được cán bộ có trình độ và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố thúc đẩy huy động vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •

Trong nội dung Chương 2, tác giả đã trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV Chương Dương trong giai đoạn 2014 - 2017. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chương Dương. Qua đó, tác giả đã có sự tổng kết đánh giá những kết quả đáng ghi nhận của BIDV Chương Dương thời gian qua trong hoạt động huy động vốn. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả có những đề xuất trong công tác nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của BIDV Chương Dương được trình bày trong Chương 3 tiếp theo của luận văn này.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

3.1. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HUYĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w