Chính phủ cần sớm trình Quốc hội để ban hành một dự Luật về thông tin để điều chỉnh môi truờng thông tin Việt Nam ngày càng thuận lợi, phong phú và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế; làm cơ sở cho hoạt động thông tin đuợc minh bạch, thuận lợi, đặc biệt là các thông tin về tài chính và phi tài chính khách hàng phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng.
Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thông tin minh bạch hoặc có chế tài yêu cầu các khách hàng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, hoặc thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Qui định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các khách hàng. Hiện nay, công tác quản lí Nhà nuớc về Luật Kế toán đối với các khách hàng chua đuợc chú ý đúng mức, nhất là đối với các khách hàng phi nhà nuớc. Trong khi đó công ty kiểm toán của nhà nuớc còn rất non trẻ, đội ngũ cán bộ cò ít kinh nghiệm. Vì vậy, Nhà nuớc cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi khách hàng phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nuớc cần phải ban hành qui chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của khách hàng.
Việc thực hiện kiểm toán phải đuợc tiến hành thuờng xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của khách hàng phải đuợc kiểm toán truớc, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá báo cáo tài chính khách hàng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhà nuớc cũng cần qui định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các truờng hợp khách hàng cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân đối... để
110
nhằm mục đích đưa các khách hàng này vào khuôn khổ hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy, mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, xếp hạng khách hàng.
Để tạo điều kịên cho khách hàng thực hiện kiểm toán, Nhà nước cần củng cố và mở rộng mạng lưới các cơ quan kiểm toán hơn nữa. Hiện nay, số lượng các khách hàng lớn nhỏ ở nước ta rất nhiều song số lượng các công ti kiểm toán còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện kiểm toán của các khách hàng. Vì vậy việc mở rộng kiểm toán là một việc hết sức cần thiết cho một sự phát triển lành mạnh và an toàn lâu dài của các thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lí ổn định, đặc biệt các qui chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lí tranh chấp... Điều này tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lí vững chắc xử lí những vấn đề liên quan
tới việc đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn nói riêng.
Đối với các khách hàng Nhà nước, Chính phủ cần giảm bớt các hỗ trợ để các khách hàng này dần từng bước tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không nên có những chính sách phân biệt đối xử giữa khách hàng Nhà nước và khách hàng phi Nhà nước mà phải để cho các ngân hàng được quyền công bằng xét hai thành phần này dựa theo những tiêu chuẩn đánh giá thực tế. Chẳng hạn có qui định công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng, về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn.
Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin phát triển mạnh mẽ hơn để cung cấp thông tin về khách hàng cho các NHTM, và cung cấp thông tin về ngành, đặc biệt là thông tin về các chỉ số trung bình ngành, đây là các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho quá
111
trình đánh giá, xếp hạng khách hàng mà hiện nay đang rất khan hiếm trên thị trường thông tin ở Việt Nam.
Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty xếp hạng khách hàng ở Việt
Nam ra đời và phát triển để cung cấp thông tin cho thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững. Khi có các công ty này ra đời thì CIC có thêm nguồn thông tin để so sánh, kiểm
chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để kết
quả ngày càng sát thực tế hơn.
Nhà nước cần sớm ban hành luật thông tin và Chính phủ có văn bản pháp
quy qui định quan hệ phối hợp cung cấp, sử dụng thông tin giữa các bộ, ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đề cập định hướng và một số mục tiêu cần đạt tới của nghiệp vụ chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân trong thời gian tới, đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại CIC thông qua việc tập trung giải quyết các tồn tại của nghiệp vụ chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân được nêu trong chương 2. Ngoài ra chương này của luận văn cũng nêu ra các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và các NHTM tạo điều kiện để CIC có thể
112
KẾT LUẬN
Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng nhu đa dạng
hóa và nâng cao chất luợng danh mục sản phẩm của CIC, việc nâng cao chất luợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong đó có chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là yêu cầu hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân ở Việt Nam; một số vấn đề cơ bản về chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân; nghiên cứu quy trình thu thập thông tin, các buớc tiến hành phân tích, xếp hạng, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các phuơng pháp dùng trong chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân; Kinh nghiệm chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của một số tổ chức trong và ngoài nuớc; Thực trạng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại CIC, luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp trực tiếp, các giải pháp hỗ trợ và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của tổ chức này với tu cách là tổ chức XHTD đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do tính chất phức tạp của đề tài nghiên cứu và hạn chế của năng lực bản thân nên còn một số vấn đề chua đuợc xem xét kỹ luỡng; Vì vậy em rất mong nhận đuợc sự góp ý chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bổ sung hoàn thiện Đề tài.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Ngân hàng, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Hưng đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) TS. Tô Kim Ngọc (chủ biên) (2008), Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
2) PGS.TS. Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng Thương
mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Tp Hồ Chí Minh
3) PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Ngân hàng Thương mại, Đại học
Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội
4) TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Hiện đại, Nhà xuất
bản Thống kê
5) TS. Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tín dụng và Thẩm định Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, Tp. Hồ Chí Minh
6) Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của CIC
7) Ngân hàng nhà nước (2013), “ Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Thông tư 03/2013/TT-NHNN, ngày
28/01/2013
8) Ngân hàng nhà nước (2013), “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”,
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
9) Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12