Định hướng phát triển nghiệp vụ của Trung tâm Thông tin Tín dụng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THÔNG CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUÔC GIA VIỆT NAM (Trang 83 - 102)

THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN DỤNGKHÁCH KHÁCH

HÀNG CÁ NHÂN TỪ NĂM 2015 - 2020

3.1.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ của Trung tâm Thông tinTín Tín

dụng Quốc gia Việt Nam từ năm 2015 - 2020

3.1.1.1. Định hướng của ngành Ngân hàng

Nhiệm vụ của CIC là đảm bảo tính lành mạnh của ngành ngân hàng và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và lành mạnh tại Việt Nam. Các mục tiêu của CIC là trợ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trong việc kiểm tra và giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và trợ giúp các tổ chức tín dụng trong thẩm định tín dụng và tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng. Nhờ vào đặc điểm của tổ chức, về mặt pháp lý CIC có quyền thu thập thông tin tín dụng từ tất cả các TCTD, qua đó, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Cùng với sự phát triển kinh tế, tài chính và xã hội gần đây của Việt Nam, CIC đang đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng trong việc hỗ trợ các Tổ chức Tín dụng Việt Nam cải thiện phương thức tiếp cận nguồn tài chính của các khách hàng vừa và nhỏ nói riêng, và góp phần cùng với cơ quan giám sát nhằm duy trì sự ổn định tài chính của đất nước bằng cách cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy.

Chiến lược của CIC là một phần không thể tách rời trong chiến lược tổng thể ngành ngân hàng của Chính phủ (Chiến lược Phát triển Ngân hàng

69

Nâng cao chất lượng kho dữ liệu, bằng việc mở rộng mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng báo cáo, phát triển hệ thống trao đổi thông tin với các tổ chức có liên quan, thiết lập cơ chế phản hồi dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước/CQTTGSNH đến CIC, cải thiện độ chính xác thông tin về tình trạng cho vay, cải thiện độ chính xác thông tin về tình trạng pháp lý và hiện trạng của công ty, tăng cường thu thập những báo cáo tài chính chuẩn xác, nâng cao nghiệp vụ thu thập liên quan đến những thông tin có ảnh hưởng tới tình hình tài chính của khách vay, bổ sung loại và mục đích của khoản vay trong báo cáo từ các tổ chức tín dụng,

Phát triển sản phẩm và dịch vụ như báo cáo phân tích ngành, báo cáo phân tích khoản vay chi tiết hơn, cùng với việc sử dụng thận trọng báo cáo xếp hạng tín dụng và thông tin chấm điểm khách vay cá nhân, báo cáo về khả năng vỡ nợ.

Để hiện thực hóa những chiến lược trên, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của CIC bao gồm các thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực phải là điều kiện tiên quyết. CIC cũng cần thiết phải duy trì tình hình tài chính vững vàng để trang trải chi phí cho việc nâng cấp cơ sở hạn tầng công nghệ thông tin và mang lại những dịch vụ có giá trị cho khách hàng của mình bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác. Cuối cùng, khi chiến lược trên được thực hiện thành công và kế hoạch hành động phụ thuộc vào khả năng của đội ngũ nhân viên CIC, thì việc phát triển nguồn nhân lực cùng với những chương trình đào tạo có hệ thống là một trong những ưu tiên hàng đầu được CIC thực hiện. Sự phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm ba thành phần: đào tạo nhân viên CIC về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ, về sự phát triển năng lực liên quan đến CNTT, và đào tạo nhân viên của các tổ chức tín dụng báo cáo.

70

3.1.1.2. Định hướng của CIC

> Nâng cao năng lực hoạt động của CIC

Phát triển các cơ sở dữ liệu tín dụng khắp cả nước nhằm đáp ứng cho các bên liên quan cả về chất lượng và số lượng.

Nâng cao chất lượng dữ liệu và tăng cường mức độ bao phủ của dữ liệu là chìa khóa để trở thành cơ quan thông tin tín dụng hoạt động có hiệu quả. Mặc dù CIC có quyền tối cao trong việc thu thập thông tin, song việc kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập bằng cách so sánh với các dữ liệu từ các nguồn khác là cần thiết. Sử dụng phương pháp thống kê để xác minh tính chính xác của dữ liệu thu thập với tình hình thực tế của nền kinh tế cũng rất cần thiết. Việc thu thập thông tin tiêu cực đang ngày càng quan trọng trong việc quản lý vay. Thông tin về các khoản vay cho cá nhân đang trở nên quan trọng, phù hợp với sự gia tăng nhanh chóng trong phát hành thẻ tín dụng và cho vay thế chấp. Vì CIC là cơ quan thông tin tín dụng duy nhất đang hoạt động tại Việt Nam, việc CIC thu thập và phản hồi thông tin khoản vay đối với cá nhân là vô cùng cần thiết.

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ của CIC sẽ tăng cường năng lực quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của các TCTD.

Các TCTD muốn có thông tin tổng quan về ngành kinh tế trong quá trình đánh giá các đơn xin cấp khoản vay từ khách vay tiềm năng. Về việc này, có được các dữ liệu và các phân tích về ngành rất cần thiết đối với các TCTD nhằm xác định tình hình khách vay tiềm năng trong từng lĩnh vực, từng ngành.

Các TCTD cũng muốn có thông tin về các khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí nhất định như: doanh thu, địa bàn, ngành nghề,...

Các thông tin như dư nợ của chủ sở hữu của khách hàng vay, chậm trả nợ, và thông tin về tranh chấp tòa án cũng nên được thu thập và phản hồi,

71

cung cấp cho khách hàng.

Khách hàng vay được quyền khai thác các thông tin liên quan đến vay, lịch sử quan hệ tín dụng của mình đang được lưu trữ tại CIC.

Khách hàng vay có thể cung cấp cho CIC các thông tin cơ bản của bản thân, khả năng tài chính và chi tiết về nhu cầu vay thông qua cổng thông tin điện tử của CIC. Sau khi đăng ký tín dụng, khách hàng sẽ được CIC cung cấp một sổ đăng ký tín dụng, trong đó có tóm tắt các thông tin cơ bản của khách hàng, mã số giao dịch, chỉ số tín nhiệm để khách hàng đi làm thủ tục vay vốn tại các TCTD. Bên cạnh đó, các TCTD được cấp quyền tra cứu các khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng trên địa bàn, nhờ vậy, TCTD có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng thông qua trang web của CIC, đồng thời có thể dễ dàng lựa chọn khách hàng đáp ứng tốt các tiêu chí trong chính sách của TCTD mình.

Không chỉ các TCTD, Ngân hàng Nhà nước, mà các doanh nghiệp, cá nhân cũng có thể tra cứu thông tin về các khách hàng, đối tác, nhà nhầu của mình nếu được sự cho phép, đồng ý của các khách hàng, đối tác, nhà thầu đó.

Ngoài các sản phẩm về xếp hạng doanh nghiệp, chấm điểm tín dụng cá nhân, CIC còn cung cấp các sản phẩm về chấm điểm, xếp hạng lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là những điều kiện tiên quyết để thực hiện Tầm nhìn và Nhiệm vụ.

Thu thập và phản hồi thông tin hiệu quả đi đôi với việc nâng cấp trang thiết bị CNTT liên tục. Ngoài ra, CIC cần phải xem xét hỗ trợ và đào tạo các TCTD báo cáo thông tin bao gồm cả các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ như các quỹ tín dụng nhân dân địa phương và các tổ chức tài chính vi mô. Điều này sẽ đòi hỏi CIC đầu tư liên tục vào các thiết bị CNTT, phần mềm và các đào tạo quan trọng liên quan trong và ngoài CIC.

72

> Thúc đẩy tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam

Mục tiêu đến năm 2015, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam trong nhóm 30 nước đứng đầu trên 200 nước toàn cầu.Hoạt động xếp hạng chấm điểm của CIC góp phần tích cực vào việc tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam, tăng độ tiếp cận tín dụng dễ dàng, thuận lợi, thực hiện tốt việc đăng ký tín dụng, chia sẻ thông tin tín dụng. Tăng mức độ bao phủ về đăng ký tín dụng của CIC gấp 3 lần so với hiện tại, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính, lợi ích trực tiếp cho người đi vay.

Nâng cao năng lực chấm điểm tín dụng cá nhân

Mục tiêu của việc xếp hạng chấm điểm tín dụng cá nhân tại CIC là nhằm đưa ra kết quả chấm điểm có tính tiêu chuẩn chung, được áp dụng rộng rãi. Từ đó, để tránh các hiện tượng, xếp hạng chấm điểm quá sơ sài....

Từ định hướng trên để làm căn cứ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào

phân tích và làm căn cứ cho việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích để đảm bảo việc xếp hạng chấm điểm, một mặt vẫn đảm bảo khách quan chính xác, theo mục tiêu đã đề ra phù hợp với yêu cầu của ngành ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tránh tốn kém, lãng phí và có tính khả thi cao.

Trong thời gian tới, dữ liệu cập nhật theo thông tư 03 đầy đủ chi tiết và chính xác hơn sẽ đảm bảo tính kịp thời của thông tin, đồng thời các chỉ tiêu được

cụ thể và đa dạng hơn. Hơn nữa khi triển khai chương trình đang ký nhu cầu vay

sẽ thu thập được thêm thông tin từ chính bản thân khách hàng. Đó là những điểu

kiện tốt giúp CIC có thêm những chỉ tiêu quan trọng để đưa vào phân tích chấm

73

lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng một cách công bằng đối với khách hàng vay.”

Nhiệm vụ cơ bản CIC cần thực hiện là góp phần duy trì sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Để theo đuổi nhiệm vụ này, CIC phải đồng thời chịu hai trách nhiệm. Một là, với tu cách là một Cơ quan đăng ký tín dụng công, nhằm cung cấp thông tin tín dụng thu thập từ các tổ chức tín dụng (TCTD) cho Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cho mục đích giám sát của mình đặc biệt là từ quan điểm quản lý danh mục cho vay. Hai là, cung cấp thông tin tín dụng cho các TCTD để đánh giá các đơn xin cấp tín dụng của khách vay tiềm năng. Trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng cho các TCTD có thể giúp tăng cuờng khả năng "tiếp cận tín dụng" là điều rất cần thiết vì lợi ích của sự phát triển kinh tế năng động tại Việt Nam.

Trong bối cảnh này, CIC nhu một cơ quan trung tâm nắm giữ và là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng và đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng truởng lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

> Phát triển các cơ sở dữ liệu tín dụng khắp cả nước nhằm đáp ứng cho các bên liên quan cả về chất lượng và số lượng.

Nâng cao chất lượng dữ liệu và tăng cường mức độ bao phủ của dữ liệu:

Đây là chìa khóa để trở thành cơ quan thông tin tín dụng công có hiệu quả. Mặc dù cơ quan thông tin tín dụng công có quyền tối cao trong việc thu thập thông tin, việc kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập bằng cách so sánh với các dữ liệu từ các nguồn khác là cần thiết. Việc sử dụng hiểu biết về thống kê hiệu quả để xác minh tính chính xác của dữ liệu thu thập với tình hình thực tế

của nền kinh tế cũng rất cần thiết. Việc thu thập thông tin tiêu cực đang ngày càng quan trọng trong việc quản lý vay. Thông tin về các khoản vay cho cá

74

thẻ tín dụng và cho vay thế chấp. Vì CIC là cơ quan thông tin tín dụng duy nhất

đang hoạt động tại Việt Nam, việc CIC có một định huớng rõ ràng về thu thập và phản hồi thông tin khoản vay đối với cá nhân cũng là cần thiết.

Phát triển hệ thống thu thập dữ liệu toàn diện

Để nâng cao chất luợng và độ bao phủ của dữ liệu, CIC cần thiết phải thực hiện những yêu cầu duới đây để thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức có liên quan.

Mở rộng mức độ bao phủ các tổ chức tín dụng báo cáo. Thu thập và luu trữ các thông tin toàn diện về tín dụng là trách nhiệm đầu tiên của CIC. Một trong những điểm mạnh của CIC là độ bao phủ thông tin cao đuợc đảm bảo bởi chế độ báo cáo bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức tín dụng (Quyết định của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam số 51/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực từ năm 2007, Thông tu 03/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/07/2013)

Phát triển hệ thống trao đổi thông tin với các tổ chức liên quan

Để làm phong phú thêm nội dung của các báo cáo quan trọng từ quan điểm quản lý rủi ro, CIC cần thêm các mục duới đây. Để có đuợc thông tin này, hệ thống trao đổi thông tin với các cơ quan chính phủ liên quan cần thiết đuợc phát triển.

Thông tin về khoản vay nuớc ngoài

Việc giám sát tình trạng tất cả các khoản vay nuớc ngoài là quan trọng vì các khoản vay từ các ngân hàng ở nuớc ngoài đang gia tăng. Khách vay nuớc ngoài có nghĩa vụ đăng ký khoản vay trung và dài hạn với Vụ Quản lý Ngoại hối của NHNN. Nếu đăng ký này (báo cáo tại thời điểm vay và trả nợ) đuợc thực hiện thông qua ngân hàng của bên vay, ngân hàng đó có thể báo cáo thông tin các khoản vay nuớc ngoài cho CIC. Việc hợp tác với Vụ Quản lý Ngoại hối cũng là cần thiết.

75

Thông tin về việc nộp thuế thực sự là một công cụ tốt để đánh giá hiệu quả hoạt động của các khách hàng. Mặt khác, thông tin về việc chậm thanh toán

thuế (bao gồm cả lệ phí hải quan) là thông tin tiêu cực quan trọng. Các TCTD có

thể đánh giá năng lực trả nợ của khách vay. Việc thu thập thông tin từ Tổng cục

Thuế (TCT) và bao gồm các thông tin đó trong báo cáo đuợc đề xuất. Thông tin về phá sản

Các TCTD rất cần có thông tin truớc khi công bố chính thức của việc phá sản, chẳng hạn nhu thông tin về tranh chấp của tòa án. Vì tính nhạy cảm của vấn đề, có thể sẽ mất thời gian để có thể có đuợc thông tin. Dự kiến rằng việc trình bày thông tin trong lĩnh vực này sẽ đuợc thực hiện cùng với sự phát triển của việc thi hành luật này trong một tuơng lai không xa.

Thiết lập cơ chế thông tin phản hồi từ NHNN/CQTTGSNH đến CIC

Hiện tại, NHNNVN không phản hồi thông tin của mình cho CIC. Trong số những thông tin mà NHNN/CQTTGSNH thu thập từ các TCTD, có thông tin hữu ích cho CIC nhu dữ liệu vay nợ đuợc phân loại theo các thời kỳ của khoản vay (ngắn, trung, dài) và đồng tiền của khoản vay (nội tệ, ngoại tệ). Việc tham khảo thông tin hai chiều giữa NHNN/CQTTGSNH và CIC cần đuợc thiết lập, mặc dù thông tin trao đổi sẽ ở mức độ tổng hợp.

Nâng cao chất lượng thông tin

Thông tin của CIC thuờng xuyên đuợc sử dụng bởi các TCTD. Một số TCTD xem việc có đuợc thông tin từ CIC nhu là một quy tắc nội bộ bắt buộc để đánh giá các đơn xin cấp tín dụng, trong khi các TCTD khác chỉ sử dụng các thông tin này cho mục đích tham khảo. Dù thực tế các TCTD sử dụng nhu thế nào, vai trò của CIC trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời là rất quan trọng vì CIC là trung tâm thông tin tín dụng duy nhất tại Việt Nam

76

thông tin cung cấp bởi CIC. Vì nguồn thông tin của CIC có nguồn gốc từ các TCTD, các TCTD trước tiên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THÔNG CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUÔC GIA VIỆT NAM (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w