Phươngpháp thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 28)

1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Nội dung phương pháp thẩm định theo trình tự là công tác thẩm định dự án được tiến hành một cách logic, từ tổng quan đến chi tiết. Thẩm định tổng quan là tiền đề để tiến hành công tác thẩm định từng nội dung chi tiết, đồng thời thẩm định chi tiết cũng kế thừa những kết luận sau khi đã thẩm định tổng quan dự án.

1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Theo phương pháp này các nội dung của dự án được so sánh, đối chiếu với các chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp theo thông lệ ( trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.

1.2.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy thường được sử dụng để đánh giá rủi ro về khía cạnh tài chính của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

1.2.2.4 Phương pháp dự báo

Dự án đầu tư thường có thời gian hoạt động lâu dài do đó việc sử dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng.

Nội dung phương pháp là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp ( ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương quan...) để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, nguyên vật liêu... ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, đưa ra các xu hướng, dự báo các khả năng có thể xảy ra đối với dự án.

1.2.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trong quá trình thẩm định dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực mới hoặc dự án có quy mô lớn, phức tạp NHTM thường sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, để có cái nhìn chuyên sâu hơn về dự án đặc biệt là trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.

Phương pháp thẩm định lấy ý kiến chuyên gia là phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực cần thẩm định của dự án, ý kiến đánh giá của họ về tính hiệu quả và khả thi của dự án trong lĩnh vực đó như thế nào?

1.2.2.6. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích CBA

Phương pháp này thường được sử dụng để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không, cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí và lớn hơn bao nhiêu?

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w