Nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 74)

Quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng bao gồm 3 nội dung là : thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư và thầm định tài sản đảm bảo tiền vay.

2.2.3.1 Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn

Để thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu.

a. Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định đã tiến hành đánh giá thẩm tra tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ pháp lý để xem xét các tài liệu khách hàng cung cấp đã ứng đủ yêu cầu về mặt pháp lý hay chưa, có phù hợp với quy định của pháp

luật nói chung và Ngân hàng VCB nói riêng, có đảm bảo sự thống nhất hợp lý giữa các giấy tờ do khách hàng cung cấp hay không.

Dưới đây là hồ sơ pháp lý khách hàng vay vốn cần cung cấp cho VCB Hoàng Mai:

Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn

- Quyết định thành lập.

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.

- Các giấy tờ chứng minh năng lực hành vi dân sự của các thành viên Ban lãnh đạo của doanh nghiệp... và các giấy tờ liên quan khác.

- Đăng ký kinh doanh, Giấy phép hành nghề. - Điều lệ tổ chức và hoạt động.

- Quy chế tổ chức.

- Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn, thế chấp, cầm cố.

- Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Hồ sơ kinh tế

- Bảng cân đối kế toán trong tối thiểu 2 năm gần nhất.

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tối thiểu trong 2 năm gần nhất. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tối thiểu trong 2 năm gần nhất.

- Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ tối thiểu trong 2 năm gần nhất.

Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án đầu tư.

- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay.

Bên cạnh đó, ngoài những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ thẩm định đã tiến hành điều tra thực tế, thu thập các thông tin để đánh giá xem liệu rằng doanh nghiệp có đang liên quan đến bất kỳ tranh chấp pháp luật nào hay không và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với nhà nước chưa.

b. Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Sau khi thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định đã kết hợp với các thông tin do khách hàng cung cấp có trong hồ sơ, những thông tin cho chính cán bộ thẩm định thu thập được từ những bạn hàng cũng như người tiêu dùng về lịch sử hình thành của doanh nghiệp, các bước ngoặt

lớn doanh nghiệp đã trải qua: thay đổi quy mô, công suất, loại sản phẩm, bộ máy điều hành.. .uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp...

c. Thẩm định khía cạnh tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

Khi đánh giá về công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định đã đánh giá trên các phương diện sau:

• Quy mô, số lượng, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, trình độ lao động của doanh nghiệp.

• Đánh giá ban lãnh đạo của doanh nghiệp trên các phương diện như: trình độ chuyên môn, học vấn, kinh nghiệm trong ngành, uy tín của ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp.

d. Thẩm định về năng lực tài chính của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở hồ sơ: Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thông tin độc lập thu thập được, cán bộ thẩm định đã sử dụng các phương pháp: so sánh, chỉ số, dòng tiền, phân tích cơ cấu. để đánh giá về năng lực sản xuất của khách hàng ( công suất hoạt động, chất lượng sản phẩm.); khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào; phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của khách hàng; sản lượng và doanh thu. Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định có nhận xét về quy mô hoạt động, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính quan trọng của khách hàng trong thời gian qua.

Từ đó, cán bộ thẩm định đánh giá tác động của khả năng kinh doanh hiện tại của khách hàng đối với dự án trong tương lai, khả năng thực sự của nguồn vốn tự có khách hàng cung cấp cho ngân hàng có thực sự chính xác và đảm bảo hay không.

Năng lực tài chính

Cán bộ thẩm định tại VCB Hoàng Mai đã căn cứ vào các tài liệu: Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi/lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), Báo cáo kiểm toán, bảng kê chi tiết số liệu của một số tài khoản. và các tài liệu/số liệu khác để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng.

e. Đánh giá về uy tín trong quan hệ tín dụng của doanh nghiệp

• Quan hệ tín dụng với VCB

Để đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng vớiVCB, cán bộ tín dụng dựa

trên cơ sở hệ thống thông tin khách hàng của VCB-HOST để tra cứu lịch sử vay nợ

của khách hàng với VCB. Từ đó, đánh giá các nội dung sau:

• Doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với VCB hay chưa? Neu có, doanh nghiệp có thực hiện đúng theo cam kết trong quan hệ tín dụng không, có để xảy ra nợ quá hạn không?

• Tình hình dư nợ (nếu có).

• Đánh giá về mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

• Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tín dụng khác.

Thông qua hệ thống tra cứu thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, cán bộ VCB Hoàng Mai sẽ có các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với Tổ chức tín dụng khác, đã đánh giá các nội dung sau:

- Tìm hiểu về lịch sử tín dụng và tình hình dự nợ tín ngắn, trung và dài hạn của doanh nghiệp hiện tại.

- Mục đích vay vốn của doanh nghiệp.

- Mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Ví dụ minh họa: Thẩm định chủ đầu tư công ty cổ phần Bia Sài gòn -Hà Nội

Hiện tại Công ty đang có quan hệ với 04 tổ chức tín dụng, chi tiết như sau:

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ của CTCP Bia Sài gòn- Hà Nội

2 VCB Hoàng Mai 75.489 tiện vận tải, cổ phiếu 51.353

3 BIDV Cầu Giấy 30.500 Máy móc thiết bị,

phương tiện vận tải 15.000

4 Vietinbank - CNThăng Long 60.615 Dây chuyền máy móc thiếtbị, 8 xe chở trộn bê tông 6.970

Biểu đồ 2.1. Diễn biến dư nợ của khách hàng (từ tháng 11-2015 đến tháng 11-2016)

Nguồn: Trung tâm tín dụng CIC Ngân hàng nhà nước

Công ty không có nợ xấu trong 5 năm trở lại đây. Mức độ sử dụng dịch vụ của Công ty tại BIDV Hà Tây và VCB Hoàng Mai là lớn nhất trong các tổ chức tín dụng công ty có quan hệ.

Ý kiến của tác giả:Trong nội dung này cán bộ thẩm định của ngân hàng đã thẩm định khá đầy đủ các nội dung cơ bản về khách hàng vay vốn, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng đã được cán bộ thẩm định đặc biệt quan tâm, chú ý. Tuy nhiên trong một số dự án như dự án xây dựng dây chuyển công nghệ sản xuất thép của Công ty cổ phần công nghiệp E nhất; dự án xí nghiệp sản xuất gạch ngói siêu nhẹ của Công ty cổ phần phát triển vật liệu xây dựng, bê tông Nguyên Long; dự án xây dựng khu căn hộ chung cư Hinode city Minh Khai của tổng công ty CPTM xây dựng Vietracimex...khi đánh giá khía cạnh tổ chức và quản lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê số lượng lao động của doanh nghiệp mà chưa đánh giá sự phù hợp của quy mô lao động này với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, căn cứ thẩm định trong nội dung này cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp, lượng thông tin từ thực tế do cán bộ thẩm định thu thập được thường rất ít và sơ sài.

2.2.3.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

a. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án

Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.

Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

Khi đánh giá tính cần thiết phải đầu tư dự án, cán bộ thẩm định đã căn cứ vào mục tiêu và định hướng chiến lược đầu tư của khách hàng, cân đối cung- cầu của thị trường, cơ hội tại thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án để chỉ ra tính cần thiết phải thực hiện dự án.

Ví dụ minh họa: Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án đầu tư

“Xây dựng thêm xưởng chế biến Bia Hà Nội- Từ Liêm, Hà Nội” của Công ty CP Bia Sài gòn Hà Nội SABECO, cán bộ thẩm định đã đánh giá việc sớm hoàn thànhdự án này sẽ đem lại nhiều lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty như:

- Tiềm năng thị trường cho các sản phẩm đầu ra của Dự án;

- Xây dựng chuỗi cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động kinh doanh(hệ thống kho tàng, chế biến và đóng gói sản phẩm) của Công ty trong chiến lược phát triển 10 năm tới;

- Mở rộng sản xuất và kinh doanh cho Công ty;

- Định hướng phát triển sản xuất và kinh doanh theo hướng tạo thêm gía trị gia tăng và bền vững cho doanh nghiệp;

- Cơ hội và thời điểm phù hợp để đầu tư dự án;

Nhận định chung: Cán bộ thẩm định đã đánh giá được tính phù hợp của dự án với chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, dự án ra đời sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu trên thị trường. Đồng thời, chỉ ra những lợi ích mà dự án mang lại cho công ty khi đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, cán bộ thẩm định chưa thực hiện đánh giá tính phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch của ngành, vùng và địa phương, đặc biệt đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt sản xuất chế biến đồ uống như đã nêu trong ví dụ thì việc đánh giá này khía cạnh này hết sức cần thiết. Vì khi đó, phía ngân hàng có thể đánh giá được khi thực hiện đầu tư dự án thì chủ đầu tư sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước.

b. Thẩm định hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án

Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án.

Điều kiện đầu tiên để một dự án có thể được thực hiện là dự án đó phải có tính khả thi về mặt pháp lý. Do vậy, một dự án dù có mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không tuân thủ theo luật pháp, các chính sách quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì dự án cũng không thể được chấp nhận.

Cán bộ thẩm định tại VCB Hoàng Mai đã xem xét hồ sơ pháp lý dự án mà khách hàng gửi tới đã có đầy đủ các giấy tờ hay chưa, cần bổ sung những loại hồ sơ giấy tờ nào không? Đồng thời cán bộ đánh giá tính hợp pháp của các loại giấy tờ này.

Ví dụ minh họa: Thẩm định pháp lý dự án iiDau tư, xây dựng công trình Khu đô thị Văn Phú- Hà Dông, Hà Nội” của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và KD Nhà Quảng Ninh. Sau khi xem xét danh mục các hồ sơ do khách hàng cung cấp: Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền cấp; Hồ sơ do doanh nghiệp ban hành cán bộ thẩm định đã đưa ra kết luận hồ sơ pháp lý của dự án là đầy đủ.

Nhận định chung: Cán bộ thẩm định tại VCB Hoàng Mai đã thẩm định tương đối đầy đủ nội dung khía cạnh pháp lý của dự án, có sự phân định rõ ràng danh mục hồ sơ dự án do các cấp có thẩm quyền để chứng minh dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thực hiện, danh mục hồ sơ do công ty ban hành là căn cứ khẳng định dự án đầu tư phù hợp với định hướng, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và đã được sự đồng thuận của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt.

c. Thẩm định về phương diện thị trường dự án

Cán bộ thẩm định đã sử dụng kết hợp phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định nội dung thị trường của dự án.

Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một dự án, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội dung không thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Các nội dung thẩm định của cán bộ thẩm định bao gồm:

Dánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm dự án

Cán bộ thẩm định căn cứ vào các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương kết hợp với các thông tin thu thập được từ báo đài, internet, từ thực tiễn... cán bộ thẩm định đã tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:

- Trước tiên, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích cung cầu hiện tại của sản phẩm đầu ra dự án.

- Cán bộ thẩm định tiếp tục tiến hành xem xét các đặc tính của thị trường tính tới thời điểm thẩm định dự án: tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm thay thế, thị hiếu của người tiêu dùng...

- Cán bộ thẩm định tiếp tục đánh giá năng lực cung cấp, thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm của dự án của thị trường địa phương, vùng và toàn quốc.

Nhân định chung: Nội dung đánh giá cung cầu sản phẩm dự án được cán bộ thẩm định tương đối đầy đủ. Các cán bộ đã đưa ra những con số về nhu cầu của thị trường về sản phẩm dự án, mức độ thực cung hiện tại từ đó chỉ ra khoảng trống thị trường tiềm năng cho dự án và dự báo về xu hướng và tiềm năng của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, nội dung dự báo cung cầu thị trường không được phân tích ở tất cả các dự án mà chỉ được đánh giá ở một vài dự án bất động sản có quy mô rất lớn, nhưng việc dự báo vẫn mang tính chủ quan khi không sử dụng các phương pháp dự báo khoa học như hồi quy tương quan... các đánh giá này mới chỉ đưa ra được dự đoán diễn biến thị trường trong thời gian ngắn chưa phù hợp với thời gian thực hiện dự án đầu tư. Theo tác giả, cán bộ thẩm định cần đánh giá dự báo cung cầu thị trường trong tương lai trong khoảng thời gian tối thiểu 5 năm tới (hầu hết các dự án tại VCB Hoàng Mai đều có thời gian thực hiện đầu tư dài, trung bình trên 5 năm), đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tổng cầu, tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới; diễn biến giá bán sản phẩm hàng năm; khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án.

Ví dụ minh hoa:

Khi đánh giá tình hình cung cầu về sản phẩm dự án “Xây dựng thêm xưởng chế biến Bia Hà Nội sài gòn- Từ Liêm, Hà Nội’”, cán bộ thẩm định đã có những đánh giá tiềm năng thị trường về sản phẩm của dự án là đồ uống, nước giải khát

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w