Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu quan trong phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp và chịu tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý vốn các doanh nghiệp cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra những biện pháp sử dụng vốn hiệu quả nhất.
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan
• Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn
quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế của Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi,
có hiệu quả hơn và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu,... có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
• Đặc thù ngành kinh doanh
23
nghiệp cũng như vòng quay của vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn
Khả năng cạnh tranh trên thị trường
Thị trường cạnh tranh càng khốc liệt thì sức ép mà các doanh nghiệp phải gánh chịu càng nặng nề, các doanh nghiệp sẽ phải tìm cho mình một lối thoát, phải tìm mọi cách để vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, là tiền đề tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững được trong nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng.
Lãi suất thị trường
Hầu hết các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh đều sử dụng vốn vay, vì việc vay vốn đã tạo ra một “ lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, làm khuếch
đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nhưng lãi suất vay vốn lại chịu tác động lớn của lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì việc huy động vốn
của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn do chi phí huy động vốn tăng cao,có thể làm
cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, rủi ro tài chính tăng.
Mức độ lạm phát của nền kinh tế
Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá nguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm đầu ra. Nền kinh tế có lạm phát cao sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương so với trước, năng lực vốn bị giảm sút. Mặt khác, trong thời kỳ lạm phát sức mua đồng tiền giảm, thu nhập người dân điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Do đó nếu như doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn, có thể làm cho doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
24
Điều kiện tự nhiên và rủi ro kinh doanh
Những rủi ro trong kinh doanh như hỏa hoạn, bão lũ, những biến động về thị trường... làm cho tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của doanh nghiệp bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới các doanh nghiệp có sản phẩm chịu tác động của tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành khai thác mỏ, ngành nông nghiệp.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ
Sự thay đổi công nghệ có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ mới tạo ra cả cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp. Công nghệ mới ra đời làm cho máy móc đã đầu tư với lượng vốn lớn của doanh nghiệp trở nên lạc hậu. So với công nghệ mới, công nghệ cũ đòi hỏi chi phí cao hơn, làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn thấp. Vì thế, doanh nghiệp cần cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin và nền kinh tế trí thức. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng mặt khác, nó cũng đem đến những nguy cơ cho các doanh nghiệp nếu như các doanh nghiệp không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Khi đó, các tài sản của doanh nghiệp sẽ xảy ra hiện tượng hao mòn vô hình và doanh nghiệp sẽ bị mất vốn kinh doanh.
Ngoài ra trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, nền kinh tế trong nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực.
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan nói trên còn có rất nhiều nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp tác động trực tiếp đến việc quản lý và nâng cao
25 hiệu quả sử dụng vốn như:
Việc xác định nhu cầu vốn
Nếu xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa vốn hay thiếu vốn, ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thừa vốn có thể dẫn đến việc nới lỏng trong công tác quản lý và sử dụng vốn dẫn đến thất thoát lãng phí vốn, dẫn tới mất cơ hội đầu tư đổi mới, mở rộng làm tăng chi phí sử dụng vốn cần thiết, còn thiếu vốn thì rất dễ dẫn đến việc gián đoạn một vài khâu của quá trình sản xuất. Lúc đó doanh nghiệp lại phải đi huy động thêm vốn, làm tăng chi phí sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế bị giảm sút.
Cơ cấu nguồn vốn
Việc lựa chọn phương án huy động vốn cũng rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu cơ cấu nguồn vốn không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán trong trường hợp nợ quá nhiều, không có khả năng chi trả lãi và gốc tiền vay. Hoặc gây ra tình trạng lãng phí do sử dụng nguồn vốn có chi phí cao trong khi có thể huy động nguồn vốn khác với chi phí thấp hơn. Hậu quả của nó làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và dẫn đến thu hồi vốn chậm.
Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực thi các chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp như khả năng sinh lời, khả năng phá sản, chất lượng và cơ cấu tài sản, cơ hội tăng trưởng. Chẳng hạn, đối với một doanh nghiệp mới thành lập và mức độ tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định thì sẽ là quá sức nếu vốn vay chiếm tới 70-80% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, sẽ là hạn chế nếu một doanh nghiệp lớn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh với các sản phẩm
26
được tiêu thụ ổn định lại chỉ sử dụng 20-30% vốn vay trên tổng nguồn vốn. Ngoài ra, đặc điểm ngành nghề cũng cho thấy nhiều sự khác biệt. Theo khảo sát các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán VN, nhóm sử dụng nhiều nợ vay nhất phải kể đến ngành vận tải, xây dựng và bất động sản.
Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người lao động
Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với một người quản lý giỏi không những sẽ đưa được một quy trình quản lý vốn chặt
chẽ mà còn tận dụng được cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của người
lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài sản...từ đó tác
động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vai trò của nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểu những chi phí cho doanh nghiệp. Được thể hiện qua sự nhanh nhậy nắm bắt các cơ hội kinh doanh và tận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.
Vai trò của người lao động được thể hiện ở trình độ, kỹ năng, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình công việc. Nếu hội đủ các yếu tố này, người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, hạn chế hao phí nguyên vật liệu, giữ gìn và bảo quản tốt tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều bộ phận, nhiều phân xưởng. Nếu doanh nghiệp có sự bố trí, sắp xếp hợp lý thì hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
27
phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa, tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.
Việc lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư sản xuất
Nếu một doanh nghiệp nắm bắt được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ sản xuất ra những sản phẩm được thị trường đón nhận, tin dùng làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng vì thế hiệu suất sử dụng vốn tăng và ngược lại thì sẽ làm giảm hiệu quả của vốn, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
Việc trích quỹ khấu hao
Trích khấu hao là hình thức thu hồi một lượng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư vào tài sản cố định. Vì vậy, nếu việc trích khấu hao thấp hơn hao mòn hữu hình và vô hình thực tế thì khi tài sản hư hỏng sẽ không thu được đủ vốn. Ngược lại, nếu trích khấu hao quá cao, tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh nhưng làm tăng giá thành sản phẩm gây khó khăn trong việc tiêu thụ, ảnh hưởng đến sự luân chuyển của vốn và hiệu quả kinh doanh.
Công tác quản lý trong khâu thanh toán
Công tác quản lý trong khâu thanh toán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua quá trình quản lý những khoản vốn bị chiếm dụng do chính sách bán hàng đã tạo ra các khoản nợ khó đòi, hay khoản vốn chiếm dụng được. Sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp luôn theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế, doanh nghiệp cần nắm rõ những ảnh hưởng của chúng từ đó đưa ra các
28
giải pháp tài chính kịp thời đối phó tránh gây thiệt hại, tạo điều kiện tốt nhất cho vốn kinh doanh phát huy hiệu quả cao nhất.
1.2.5. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một số doanhnghiệp khác và bài học kinh n ghiệm rút ra