Một số giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 0413 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH đại nghĩa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 97)

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng nhân lực

Để tạo nên sự thành công của mọi doanh nghiệp, yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Hiện nay, công tác tài chính tại Công ty đang do các

78

cán bộ kế toán kiêm nhiệm. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho Công tác quản lý tài chính tại Công ty chưa phát huy được vai trò như mong muốn. Để đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả trong thời gian tới Công ty cần đề cao nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và cần ưu tiên thực hiện trước, cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về quản lý tài chính của ban lãnh đạo Công ty Đại Nghĩa

Trong thời gian qua, ban lãnh đạo của Công ty Đại Nghĩa đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính song chưa hiểu biết đầy đủ, thấu đáo về toàn bộ nội dung công tác này. Nhiều người cho rằng quản lý tài chính đơn giản là quản lý tài sản, quản lý tiền, tức là đảm bảo đủ về số lượng của tài sản, tiền, đảm bảo tính hữu ích lâu bền của tài sản do đó chỉ chú trọng tới khâu vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ, đảm bảo tiền tại quỹ đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi cần thiết, các khoản phải thu trong tầm kiểm soát... Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng quyết định hình thành/tạo nên tài sản có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả của mọi hoạt động quản lý tài chính sau này, từ đó tác động đến hiệu quả của công tác quản trị của bất kì doanh nghiệp nào. Nếu ngay từ đầu, các quyết định tài chính được lựa chọn không đúng với yêu cầu của hoạt động kinh doanh, phương thức tài trợ không phù hợp, quyết định đầu tư không được thẩm định kỹ lưỡng thông qua các chỉ tiêu định lượng rõ ràng... thì quyết định đó sẽ không thể đóng góp tối đa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không xác định ngân quỹ tối ưu và biên độ dao động ngân quỹ, nhà quản trị không thể thực hiện các biện pháp xử lý ngân quỹ linh hoạt, giúp tăng khả năng sinh lời và củng cố năng lực thanh toán, điều này đặc biệt quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Và trong ngành xây dựng cũng vậy, khi công tác quản lý tài chính không được chú trọng và hiểu không đúng, lập

79

tức ảnh hưởng đến chất lượng công trình làm ra, dẫn đến giảm sức cạnh tranh của công ty trong ngành, làm giảm lợi nhuận hoạt động của công ty. Và như vậy, mọi hoạt động quản lý tiếp theo đều giảm tác dụng.

Từ sự thay đổi về nhận thức, ban lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ cho từng phòng chức năng tiến hành đánh giá tổng kết công tác tài chính của mình, phát hiện những trường hợp điển hình không đạt mục tiêu quản lý ngay từ đầu, chưa thực hiện tốt các khâu trong mỗi quy trình đã ban hành. Thông qua những bài học kinh nghiệm trong quá khứ, với kiến thức thu nhận được từ những buổi hội thảo, tập huấn, lãnh đạo các phòng, ban chức năng đề xuất quy trình tác nghiệp cụ thể. Sau khi được ban giám đốc phê duyệt sẽ thông báo và triển khai tại tất cả bộ phận trong toàn công ty.

Thứ hai, công ty nên có phòng tài chính, độc lập với phòng kế toán, trong đó, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính, phân công phân nhiệm rõ ràng giữa phòng tài chính và phòng kế toán, nhằm tránh sự chồng chéo và những hiểu lầm kế toán tài chính là một. Trong quá trình xây dựng bộ phận làm công tác tài chính cần tiến hành lựa chọn những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm nhằm đảm bảo xây dựng một đội ngũ làm công tác tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý tài chính. Cần có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Công ty cần ban hành chính sách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tài chính. Việc này có thể thực hiện bằng cách mời các chuyên gia quản lý tài chính bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ cán bộ tài chính, cho họ tham gia các hội nghị, các khóa đào tạo ngắn ngày về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính. Nếu thực hiện được điều đó thì đội ngũ cán bộ tài chính của công ty mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài chính tại công ty.

80

Đồng thời, Công ty cũng nên có các chính sách nhằm khuyến khích nhân viên học tập và nâng cao trình độ.

Thứ tư, xây dựng chế độ lương thưởng khuyến khích những cá nhân có hiệu quả làm việc cao, đồng thời ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với những cán bộ thiếu năng lực, đạo đức kém, cố tình gây ra thiệt hại cho hoạt động của công ty.

3.2.4.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, máy móc ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, thay thế lao động của con người. Sử dụng máy móc phục vụ quản lý giúp tăng năng suất và giảm sai sót. Tuy vậy, trong thời gian qua, hoạt động quản lý tài chính, đặc biệt là quản lý tài sản đều được theo dõi bằng phương pháp mở sổ ghi chép thủ công, hồ sơ lưu trữ hầu hết dưới dạng văn bản, cất trữ trong kho, tủ theo kiểu truyền thống, hạn chế khả năng tra cứu và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận tác nghiệp. Vì vậy, thời gian tới, thực hiện tốt hai giải pháp Nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ, nhân viên sẽ tạo điều kiện cho các công ty ngành xây dựng niêm yết hiện đại hoá phương tiện quản lý một cách đồng bộ. Để thực hiện được điều này, Công ty Đại Nghĩa cần chú ý các giải pháp sau:

Để tin học hóa các công đoạn quản lý, công ty cần trang bị đầy đủ máy tính cá nhân cho cán bộ quản lý, nâng cấp các máy tính cũ để tăng khả năng xử lý dữ liệu và tương thích với những ứng dụng mới. Đối với cán bộ làm kỹ thuật, giám sát công trình, thường xuyên phải ra ngoài có thể trang bị máy tính xách tay. Máy tính tại các bộ phận quản lý công ty không yêu cầu tính năng vượt trội, tuy nhiên phải đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với phần mềm ứng dụng và có thể kết nối với các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại.

81

hợp phục vụ công tác quản lý tài chính của công ty, cần xây dựng mạng nội bộ (LAN) kết nối tất cả máy tính trong công ty và kết nối Internet để khai thác dữ liệu chung, tạo điều kiện phối hợp hoạt động giữa các bộ phận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Có thể sử dụng công nghệ điện toán đám mây để tăng cường khả năng lưu trữ và chia sẻ thông tin, giảm áp lực lưu trữ hồ sơ, giấy tờ theo kiểu truyền thống và tiết kiệm chi phí đầu tư máy chủ cấu hình cao. Tuy nhiên, phải có giải pháp bảo mật thông tin hiệu quả.

- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng về quản lý tài chính doanh nghiệp, bằng cách đặt hàng các công ty phần mềm thiết kế sao cho phù hợp với ngành kinh doanh công ty để công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả.

82

KẾT LUẬN

Một trong những cơ sở quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hiệu quả sử dụng vốn. Quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì mới có điều kiện tích lũy đầu tư công nghệ mới, mở rộng sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Để đạt được yêu cầu của chủ đề nghiên cứu “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đại Nghĩa”. Tôi đã tìm hiểu những tài liệu, lý luận cơ bản về vốn của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua đó để hoàn thành luận văn của mình.

Trước thực trạng sản xuất kinh doanh hiện nay tại công ty TNHH Đại Nghĩa, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất, nộp ngân sách, chỉ tiêu doanh thu luôn đạt được ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, công ty vẫn còn nhiều tồn tại phải đối mặt như việc quản lý công nợ phải thu, hàng tồn kho, đẩy mạnh việc sản xuất, thi công công trình và sử dụng tối đa công suất của các máy móc thiết bị. Với một số giải pháp rút ra từ thực trạng hiện nay của công ty tôi hi vọng sẽ đóng góp phần nào trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tuy đã rất cố gắng song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và lý luận kinh tế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2010), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội

2. Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn Trần Huy (2012), Phân tích quản trị tài chính,

NXB Thống kê, Hà Nội

3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.

4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2012), Phân tích tài chính doanh nghiệp - lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính

5. Công ty TNHH Đại Nghĩa (2015-2017), Báo cáo tài chính.

6. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh.

7. Vũ Duy Hào, Trần Minh Tuấn (2016), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân , Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê. 10. Dương Đức Lân (2007), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp,

NXB Tài Chính- Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội. 12. Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Bùi Hữu Phước (2013), Tài chính doanh nghiệp,, NXB Tài chính

14. Nguyễn Đình Quế (2008), Chiến lược tài chính trong kinh doanh, NXB Tài chính.

15. Phạm Quang Trung (2013), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

84

16. Nguyễn Trung Trực (Chủ biên) (2014), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh

17. Trần Ngọc Thơ (2004), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

18. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu 0413 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH đại nghĩa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w