- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20
b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá
2.4.1.1 Hiệu quả về kinh tế
Theo số liệu thống kê của các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị, sau 5 năm hoạt động NHCSXH Thanh Hóa đã góp phần giúp cho 57,32 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói theo chuẩn mực của Bộ Lao động Thương binh xã hội và hàng trăm ngàn hộ khác đang vươn lên thoát khỏi nghèo đói trong vài chu kỳ sản xuất tới.
Với mô hình tổ chức hiện tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thực hiện cho vay thông qua 04 tổ chức nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác là người thu lãi trực tiếp đến người vay và thực hiện nhiều công đoạn trong quy trình cho vay do đó tiết giảm được chi phí quản lý Ngân hàng, tiết kiệm chi phí xã hội do tận dụng con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của bên nhận uỷ thác nên vốn tạo lập được dành để cho vay hộ nghèo trên phạm vi toàn quốc. Phân định rõ ràng nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý hạch toán theo hệ thống riêng của NHCSXH.
Vốn của NHCSXH Thanh Hóa đã trực tiếp đến với hộ nghèo cần vốn. Hầu
hết vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích sản xuất kinh doanh, đã và đang phát
huy hiệu quả kinh tế. Một số địa phương đã lồng ghép chương trình kinh tế xã hội
quá hạn để có sự nhìn nhận chính xác hơn. Tổng nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Thanh Hóa đến 31/12/2010 là 15 tỷ đồng chiếm 0.7% tổng dư nợ của chương trình này. Nếu tính cả số nợ khoanh 2 tỷ thì số nợ xấu của NHCSXH là 17 tỷ đồng, chiếm 0,75% tổng dư nợ. Phân tích về tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm, có thể đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo tại tỉnh Thanh Hóa đang có hiệu quả, tuy nhiên xét về số liệu tuyệt đối có thể nhìn nhận thấy nợ quá hạn tăng dần đây cũng là một trong những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.
Số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích cũng đang có chiều hướng tăng dần về số tuyệt đối qua các năm (từ năm 2006 là 579 triệu đồng; năm 2007 là 768 triệu đồng; năm 2008 là 960 triệu đồng và đến cuối năm 2010 là 1.156 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% tổng dư nợ, trong đó khoảng 256 triệu đồng khó có khả
năng trả nợ). Với số liệu hộ sử dụng vốn sai mục đích trên cho thấy cần phải tăng
cường công tác kiểm tra giám sát để không phát sinh thêm khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng vì đây là một trong những nguyên nhân dễ bị rủi ro tín dụng. Những khoản vay bị sử dụng vốn sai mục đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn của ngân hàng.