- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20
b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá
3.3.3.3 Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải từng bước nâng lã
suất cho
vay đối với hộ nghèo.
Như trên đã phân tích, nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu là nguồn vốn huy động trên thị trường, nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn không lấy lãi, hoặc phải trả với lãi suất thấp huy động được rất ít, nguồn ngân sách thì chậm và hạn chế. Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ vay, nâng cao hiệu quả của vốn vay NHCSXH phải nâng mức lãi suất cho vay theo hướng lãi suất
huy động < lãi suất cho vay ưu đãi < lãi suất cho vay trên thị trường.
Việc nâng mức lãi suất cho vay ưu đãi cao hơn lãi suất huy động để giảm gánh nặng cấp bù đối với Ngân sách nhà nước, NHCSXH tự chủ về mặt tài chính, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết khác, hộ nghèo cần tích cực, chủ động sáng tạo trong cách làm ăn, không thể bị động phụ thuộc mãi vào cơ chế chính sách. Mặt khác, mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của NHCSXH khác với các Ngân hàng thương mại, nó được hòa chung bởi nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có các nguồn vốn lãi suất thấp (như trên đã trình bày) nên sẽ tạo ra nguồn vốn rẻ hơn nguồn vốn của Ngân hàng thương mại khác. Mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay nên thị trường để giúp hộ nghèo nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đặc thù của hộ nghèo là chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, nên nếu áp dụng mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho trên thị trường thì hộ nghèo không có khả năng cạnh với các hộ, các tổ chức khác.