- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20
b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá
3.3.1. Xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp
Do đặc thù hoạt động của Ngân hàng CSXH trong giai đoạn hiện nay là cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất huy động, phần chênh lệch lãi suất này sẽ do ngân sách nhà nước cấp bù. Chính vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm đến nguồn vốn huy động rẻ thông qua các phương thức sau:
Thứ nhất: Huy động nguồn vốn dưới hình thức cho, tặng, tiền gửi tự
nguyện không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp:
Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp có tính chất xã hội hóa, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan tổ chức và cá nhân. Do đó Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo phong trào sâu rộng thường xuyên để tranh thủ các khoảng vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, vốn quyên góp từ các cơ quan tổ chức và cá nhân.
Thứ hai, Huy động nguồn vốn tiết kiệm từ hộ nghèo vay vốn
Nhiều nghiên cứu thực tế đã tiến hành ở Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Ân Độ, cho thấy hộ nghèo vẫn có khả năng tiết kiệm với lãi suất thực dương, ở Việt Nam tiết kiệm chiếm khoảng 10% tổng thu nhập. Trên thực tế, người nghèo hơn bất kỳ đối tượng nào khác phải có dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp.
Nắm bắt được nhu cầu trên của hộ nghèo, NHCSXH đã thiết lập được cơ chế cho vay thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo bên cạnh việc vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội còn tham gia gửi tiền tiết kiệm theo hình thức tiết kiệm ban đầu hoặc tiết kiệm hàng tháng. Hình thức vừa cho vay vừa huy động này đã được nhiều tỉnh thành trên cả nước áp dụng thành công nhưng ở Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa việc huy động từ nguồn vốn tiết kiệm của người nghèo vẫn chưa khai thác được hiệu quả thế mạnh của mình như số hộ vay vốn nhiều, địa bàn rộng. Đây là nguồn huy động rẻ vì hộ nghèo vay vốn gửi tiết kiệm chỉ với lãi suất không kỳ hạn. Do đó trong thời gian tới
Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa nên làm tốt công tác tuyên truyền để hộ nghèo hiểu được ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm và đặc biệt là không nên chỉ áp dụng nhận tiền gửi tiết kiệm đối với các hộ nghèo đang tham gia vay vốn mà nên tuyên truyền khuyến khích các hộ nghèo khác chưa được vay vốn cũng tham gia vào việc gửi tiền tiết kiệm theo Tổ TK&VV, có như vậy mới tăng thêm được nguồn vốn để cho vay đồng thời tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng xã hội.