- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20
b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá
3.3.8.1 Ban đại diện HĐTQ các cấp
Trong những năm qua, công tác kiểm tra của ban đại diện HĐQT - NHCSXH tỉnh đã được triển khai, chất lượng kiểm tra ngày càng được nâng lên, thông qua kiểm tra đã phần nào nắm bắt được những khó khăn vướng mắc, tồn tại ở cơ sở trong việc thực hiện tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra trong thời gian qua của ban đại diện HĐQT - NHCSXH tỉnh vẫn còn một số tồn tại như: số lần kiểm tra còn ít, thời gian và chất lượng kiểm tra còn hạn chế.
Trong thời gian tới, để công tác kiểm tra của ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp tỉnh và cấp huyện có hiệu quả cao, nên thực hiện theo hướng:
* Đối với ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh:
- Các thành viên ban đại diện thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra do Trưởng ban phân công, đi kiểm tra xuống tận cơ sở (tổ, hộ vay). Một thành
viên mỗi quý kiểm tra 01 huyện, trong năm kiểm tra tối thiểu 03 huyện. - Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa bàn mình phụ trách để xử lý
kịp thời những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực
hiện bình
- Thời gian kiểm tra mỗi huyện từ 2 - 3 ngày làm việc * Đối với Ban đại diện HĐQT cấp huyện:
- Căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của ban đại diện HĐQT tỉnh để ra hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương
mình, về nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác, mỗi tháng 1 thành viên kiểm tra tối thiểu 01 xã
- Kiểm tra ban quản lý tổ trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo. - Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo.