Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 90)

- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20

b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá

3.3.3.5 Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động

Việc giao dịch với khách hàng thông qua tổ giao dịch lưu động xã (phường) tại điểm giao dịch của các Phòng giao dịch NHCSXH Thanh Hóa tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường. Hiện nay, mỗi điểm giao dịch chỉ thực hiện 01 ngày/tháng, nhiệm vụ của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, thu nợ... với mục tiêu là hộ vay không phải đến giao dịch tại trụ sở Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng hộ nghèo, phục vụ hộ nghèo tốt nhất, phải nâng cao chất lượng giao dịch lưu động xã phường, theo hướng:

- Đội ngũ cán bộ được phân công đi giao dịch lưu động tại xã phải thành thạo đủ các kỹ năng, các quy trình, thủ tục nghiệp vụ về kế toán, tín

dụng, thủ quỹ, tin học.

- Trước phiên giao dịch cán bộ Ngân hàng phải chuẩn bị tốt các nội dung giao dịch và đầy đủ các tài liệu có liên quan. Tổ chức giao ban với các

Hộ đoàn thể, Tổ TK&VV tại điểm giao dịch. Nội dung giao ban phải

đánh giá

được hoạt động của các Tổ trong kỳ như: kết quả thu nợ đến hạn, nợ

quá hạn,

tỷ lệ thu lãi; tồn tại của Tổ, các biện pháp xử lý những tồn tại, vướng mắc;

chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cấp xã...Cán bộ tín dụng phải chú trọng

đến việc củng cố, xây dựng tổ TK&VV, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức

vay và tổ vay vốn.

- Cán bộ Ngân hàng phải nắm vững chính sách tín dụng ưu đãi, đồng thời phải biết phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách đến

người dân,

thực sự là cầu nối giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phương

cấp xã

và gắn kết với các tổ chức Hội.

- Hiện nay, tất cả các điểm giao dịch xã đều đặt tại UBND xã, phường và đều phần lớn đều được bố trí giao dịch tại hội trường của UBND,

trong khi

đó UBND xã, phường thường xuyên phải tổ chức họp nên thời điểm này việc

giao dịch của Ngân hàng lại phải bố trí tại địa điểm khác trong uỷ ban, nếu

không còn chỗ thì phải đến Nhà văn hoá thôn để giao dịch dẫn đến

không an

toàn về tài sản của Ngân hàng. Việc bố trí điểm giao dịch cần phải cố

định, an

toàn, có sự giám sát của Chính quyền địa phương, có như vậy Tổ giao dịch

lưu động mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w