Diễn biến chung

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37)

2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.1.1. Diễn biến chung

Chỉ với lịch sử hơn 12 năm hoạt động, từ quy mô thị trường nhỏ bé, TTCK

Việt Nam đã có những bước tăng trưởng cao, suy thoái cùng nền kinh tế và trở thành lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất về mặt kinh tế - xã hội.

Được thành lập vào tháng 7/2000, TTCK Việt Nam trải qua hơn 12 năm hoạt động với các giai đoạn thăng trầm, từ những bước chập chững sang tới giai

đoạn sôi động, nóng bỏng và hiện nay đang ở giai đoạn điều chỉnh khá sâu với những biến đổi mạnh mẽ do tác động của nhiều mặt. Xét về trung và dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và các công ty nói riêng sẽ là yếu tố hỗ trợ tâm lý tốt cho nhà đầu tư trong giai đoạn tới. Với những nỗ lực của

Chính phủ duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong những năm tới, niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của nền kinh tế được củng cố.

Về quy mô và hàng hóa (nguồn cung) của thị trường

Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho

sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã

có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ

quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa

thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Mức vốn hoá thị trường chứng khoán tính đến cuối tháng 12 năm 2010 là 620 nghìn tỷ đồng,

tương đương gần 38% GDP năm 2009. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng) mức vốn hóa đã tăng gấp gần 3 lần. Vốn hóa thị trường tính đến

hết năm 2011 chỉ còn 453,784 nghìn tỷ đồng, giảm 137,561 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 23.26% so với cuối năm 2010. Trong khi đó, số mã niêm yết đã tăng từ 280 lên 306 mã và số chứng khoán niêm yết cũng tăng từ 15.49 tỷ đơn vị lên 18.88 tỷ đơn vị.

Tong giá trị vốn hóa thị trường

(Đơn vị: tỷ đồng)

■Seriesl

Đồ thị 2.1: Giá trị vốn hoá thị trường Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước

về niêm yết và giao dịch chứng khoán

Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đưa TTGDCK TP.HCM vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan

hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn

2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.

Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước

tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai

SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng

tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009. Năm 2009, Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30% (453 công ty) và số lượng tài khoản tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 793 nghìn tài khoản), kết thúc năm 2010, số lượng tài khoản

giao dịch chứng khoán đã đạt còn số 1 triệu.

Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có

667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng

từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008) và ước đạt

1.13 lần (năm 2009).

Giai đoạn 2006-2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của TTCK VN. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất,

Năm ( HOSE )DNNY DN ĐKGD(HASTC) CTCK CT QLQ

bình quân có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.

Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt

là thị trường Trái phiếu Chính Phủ.

về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về

quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng

đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động,

toàn thị trường mới chỉ có 7 CTCK và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một công ty quản lý quỹ nào. Sau 10 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 CTCK và 46 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số thành

viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) là 122 thành viên,

trong đó, có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp.

Số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các

CTCK. Từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 8400 người hành nghề được cấp chứng chỉ. Số lượng công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây (năm 2005 mới chỉ có 6 công ty quản lý quỹ thì đến cuối 2009 đã có 47 công ty được cấp phép hoạt động). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các Công ty quản lý quỹ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay, mới chỉ có 33/46 Công ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó, mới có 14 công ty huy động được quỹ.

Tuy nhiên, số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.

Bảng 2.2: Số lượng chủ thể tham gia thị trường qua các năm Nguồn: UBCKNN, HOSE, HASTC

2002 20 8 2003 22 9 1 2004 27 13 2 2005 33 14 6 2006 108 87 55 8 2007 141 112 78 25 2008 Ĩ7Õ 168 ĩõĩ 31 2009 200 280 34 2010 257 367 105 47 2011 282 392 110 47 2012 306 396 105 47

về hệ thống cơ sở nhà đầu tư:

nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt

là thị trường TPCP.

về tổ chức thị trường

Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trường bước đầu được thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường, nhưng đây vẫn là hạn

chế lớn nhất của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán, chức năng tổ chức vận hành TTCK. Việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn

điều lệ trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường có tổ

chức, phát huy tính năng động của các TTGDCK/SGDCK trong việc thu hút các doanh nghiệp vào niêm yết, đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, mô hình này đã và đang làm tăng chi phí xã hội, chưa phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,

sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường.

Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị

trường theo kiểu thị trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch so với số lượng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng ký với TTLKCK nhưng chưa

có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu.

về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền

lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo

của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân

thủ các tổ chức trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường;

thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt,

còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

2.1.2 Tong quan hoạt động của các Công ty chứng khoán Việt Nam

a. Hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009

“Ăn vốn” là thuật ngữ thường dùng khi đề cập tới hoạt động của các CTCK trong năm 2008. Giai đoạn 6 tháng đầu năm là giai đoạn thị trường nhắc

tới hoạt động của các CTCK nhiều nhất. Do sự suy giảm kéo dài của VnIndex và Hastc-Index, các CTCK phải tiến hành biện pháp bán cổ phiếu ra để cắt lỗ. Cộng hưởng với hoạt động bán ra của các NHTM để giải chấp các khoản cầm cố của nhà đầu tư, các CTCK đã tạo nên một lượng cung “ khổng lồ”. Cũng do sự kém sôi động của thị trường trong năm 2008, các CTCK đã có một năm kinh

doanh rất khó khăn. Phần lớn các CTCK đều chịu lỗ, khoản lỗ này trước hết là do các hoạt động môi giới, tư vấn... cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bị co

hẹp. Phí môi giới, phí tư vấn, bảo lãnh pháp hành... không đủ để các CTCK trang trải các chi phí hoạt động. Nhưng trên hết, khoản lỗ này đến từ hoạt động

tự doanh. Với mức độ sụt giảm tới trên 60% của thị trường như năm 2008 thì việc các CTCK rơi vào tình trạng “ăn vốn” là điều hết sức dễ hiểu.

Chi phí duy trì hoạt động của một CTCK là 1,5 - 2 tỷ đồng/tháng, trong khi doanh thu từ môi giới chỉ đạt khoảng 500 triệu mỗi tháng nên phần lớn nhờ

vào nguồn thu tự doanh. Nhưng do thị trường liên tục đi xuống, khiến hoạt động tự doanh cũng thua lỗ.

Đồ thị 2.3: Lợi nhuận sau thuế một số CTCK năm 2008 Nguồn: BCTC các CTCK

TTCK Việt Nam năm 2009 không chỉ gây ấn tượng bởi sự phục hổi mạnh mẽ là còn gây bất ngờ bởi thanh khoản bùng nổ và nhiều kỷ lục bị phá

STT

Tên Công ty Tên viết tắt Thị phần

môi giới năm 2008 Thị phần môi giới năm 2009 1 CTCP CK Thăng Long TSC 502 9.∣3 2 CTCP CK Sài Gòn SSI 8.53 8.26 3 Công ty TNHH CK Sacombank SBS 534 727 4 CTCP CK TP. HCM HSC 3.47 513

5 Công ty TNHH CK ACB ACBS 526 4.37

vỡ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiện tượng này như nhiều công ty vốn hóa lớn niêm yết, chính sách tiền tệ nới lỏng giúp tiền chảy chứng khoán tăng, khi kênh này trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, chứng khoán trở thành kênh đầu tư quen thuộc và hấp dẫn hơn các năm trước. Năm 2009 được xem là thời kỳ hoàng kim của các CTCK. Việc bùng nổ của thị trường khiến lợi nhuận của các CTCK đạt được rất cao. Lợi nhuận sau thuế của 27 công ty chứng khoán niêm yết đạt 3382 nghìn tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động môi giới là 1133 nghìn tỷ đồng, doanh thu tự doanh là 3330 nghìn tỷ.

LNST

■LNST

Đồ thị 2.4: Lợi nhuận sau thuế các công ty chứng khoán năm 2009 Nguồn: BCTC các CTCK năm 2009

Bảng 2.5: Thị phần dịch vụ chứng khoán năm 2008-2009 Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán

8 CTCP CK Bảo Việt BVSC 506 537

9 Công ty TNHH CK Viecombank VCBS 6JT 21

10 CTCP CK Quốc tế Việt Nam VIS 0 219

b. Hoạt động của các công ty chứng khoán giai đoạn năm 2010 đên nay

Với 27 CTCK đang niêm yết, chiếm ¼ tổng lượng công ty chứng khoán. Kết quả kinh doanh của các công ty này cũng phần nào thể hiện bức tranh chung của toàn ngành.

10000 8000 6000 4000 2000 0 -2000 ■ Năm 20 10 ■ Năm 20 11

Công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w