Yếu tố con người được coi là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự
phát triển của mọi doanh nghiệp. Lực lượng lao động hành nghề trong lĩnh vực
kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và mở rộng hoạt động của các CTCK.Nguồn nhân lực co kỹ năng là tài sản vô hình mà các CTCK đang rất cần. Nhận thức được điều đó nhiều nhân viên đã được cử đi đào tạo nước ngoài hoặc thuê các chuyên
gia nước ngoài sang tư vấn tại chỗ.
Tỷ trọng nhân viên CTCK có giấy phép hành nghề mới chỉ chiếm 55% tổng số nhân viên. heo UBCK, hiện cả nước có 4.258 người hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán được Ủy ban cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN). Cụ thể, có 3.512 người đã được cấp CCHN môi giới và phân tích, 746 người đã được cấp CCHN quản lý quỹ. Hiện cả nước có 105 CTCK và 47 công ty quản lý quỹ.
Như vậy, số lượng người được cấp CCHN là tương đối lớn, bình quân mỗi CTCK có 33 CCHN môi giới và phân tích, mỗi công ty quản lý quỹ có 15 người
có chứng chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là con số danh nghĩa khi mà có rất nhiều người được cấp CCHN nhưng không còn làm việc trong ngành chứng khoán, trong khi lại có nhiều nhân viên chứng khoán không có CCHN.
Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây khi hoạt động kinh doanh của các
CTCK trở nên kém hiệu quả, nhiều công ty đã phải cắt giảm đến 15-20% nhân sự. Trong đó, xuất hiện ngày càng mạnh xu hướng rút lui khỏi hoạt động chứng
khoán của đội ngũ những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, đặc biệt
là đội ngũ quản trị, điều hành có trình độ cao. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, CTCK có lợi thế về năng lực cạnh tranh là những CTCK vẫn duy trì được đội ngũ nhân viên với chuyên môn và trình độ cao như CTCK KLS, VNDS...
2.2.3. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một yếu tố quan trọng đối với mọi CTCK,
vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, quyết định sự sống còn của công ty. Chất lượng sản phẩm dịch vụ thể hiện ở các yếu tố như: sự tiện ích
của các sản phẩm dịch vụ, biểu phí, thời gian, độ chính xác và an toàn của sản phẩm dịch vụ.
CTCK với những nghiệp vụ đặc thù so với các doanh nghiệp khác, sản phẩm của công ty cũng chủ yếu là sản phẩm dịch vụ nên các CTCK luôn chú ý
đến công tác phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh
tranh trên thị trường. Môi trường kinh doanh trong ngành ngày càng gia tăng, vì
vậy đòi hỏi các CTCK luôn định hướng tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận thị
trường mới và phát triển các sản phẩm sáng tạo mới để xây dựng kế hoạch phát
triển sản phẩm dịch vụ mang tính ưu việt nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích
và hiệu quả cho khách hàng nhờ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các
công ty cùng ngành. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các CTCK quyết định
chủ yếu là về mặt công nghệ.
Trong bối cảnh thị TTCK trầm lắng, nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường hoặc lưỡng lự đứng ngoài, nhưng một số CTCK như FPTS vẫn liên tục gia tăng
số tài khoản nhà đầu tư. Điều đó có được là do FPTS đã nỗ lực đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng việc ứng dụng hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại.. .Nhờ công nghệ cao, FPTS có thể áp dụng mức phí tối thiểu
0,15% cho tất cả các giao dịch qua Internet. Hệ thống giao dịch của FPTS luôn đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch của khách hàng. Ngay cả những thời điểm có sự gia tăng đột biến về khối lượng giao dịch, hệ thống của FPTS vẫn đảm bảo xử lý thành công và nhanh chóng mọi giao dịch của khách hàng, với số lượng lên tới trên 22.000 lệnh/ngày. Việc thay đổi chính sách phí của FPTS được đánh giá là một bước tiến phù hợp với thị trường và đáng được ghi nhận trong thời điểm hiện tại. Chính sách giảm phí của FPTS thực sự đã thu hút được
sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư. Việc áp dụng mức phí mới, đã ngay lập tức tạo được lợi thế cạnh tranh so với các CTCK khác khi trong ngày đầu giảm
phí đã có hơn 330 khách hàng đến đăng ký mở tài khoản mới
Việc áp dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tình hình thị trường hiện
nay của các CTCK. Công nghệ không những mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, mà còn giúp các CTCK cắt giảm được chi phí hoạt động, cung cấp dịch vụ giá rẻ cho các khách hàng của mình... Cuộc chạy đua
công nghệ giữa các CTCK chắc chắn sẽ còn tiếp tục "nóng" hơn nữa và thị phần
môi giới sẽ nghiêng về phía những công ty dẫn đầu về công nghệ, tạo ra được những sản phẩm dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng...
Ngoài công nghệ được áp dụng nhằm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, một điển hình trong nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ của các CTCK là tăng cường các hoạt động tiếp xúc, tư vấn đầu tư chứng khoán và đưa them các dịch
vụ tiện ích cho nhà đầu tư. Kết hợp các hoạt động mang tính đại chúng như hội
thỏa, hội nghị khách hàng. các CTCK cũng chú trọng các bản tin định kỳ nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn, các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhà đầu tư một số CTCK
đã cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua website, gửi email, tin nhắn đến trực tiếp từng nhà đầu tư như chứng khoán SSI, HSC, VCBS ..
Một số hoạt động như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn định giá
doanh nghiệp, sáp nhập cũng được một số CTCK như BVS, VNDS, BSI.. .triển
khai thủ tục nhanh gọn, thời gian hoàn thành các hợp đồng tư vấn nhanh hơn
2.2.4. Các chiến lược makerting
Số lượng các CTCK đang ngày càng tăng nhanh, hoạt động PR tại các CTCK đã tới lúc cần phải quan tâm. Tuy vậy các nhà đầu tư vẫn trăn trở với vấn
đề chọn mặt gửi vàng vì thiếu hụt thông tin nghiêm trọng. Thật ra đáp án chung
chỉ có một: cần đẩy mạnh quảng bá - truyền thông - xây dựng thương hiệu hình
ảnh. Tuy vậy, hoạt động marketing, PR của các CTCK trong nước hiện nay hầu như vẫn dậm chân tại chỗ - về cả chất lượng và tính đa dạng. Những lí do được đưa ra là PR cho lĩnh vực dịch vụ tài chính gặp những khó khăn đặc thù thuộc chuyên môn. Công cụ phổ biến nhất các CTCK đang sử dụng cho hoạt động marketing của mình: báo chí và truyền hình, với hai hình thức quảng cáo và tài trợ.
Hình thức quảng cáo: Nhìn lướt qua các báo, hầu như khó nhận thấy điểm khác biệt nào giữa các mẩu quảng cáo của những CTCK, ngoại trừ tên, vốn điều lệ, địa chỉ và slogan của công ty. Quảng cáo truyền hình cũng chung số
phận: nội dung được đầu tư “qua quít”, cảm giác xem chưa kịp hết đã đoán được kết thúc trở thành nỗi ám ảnh và là nguồn gốc tạo “phản cảm”. Ấn tượng lưu lại không hơn một cái tên mới xuất hiện trên bầu trời chứng khoán, và mau chóng khăn gói ra đi trong tâm trí khách hàng.
Hình thức tài trợ: Cách đi đường vòng này được các CTCK Việt Nam sử
dụng có phần hiệu quả hơn. Chỉ trong vòng hơn 1 năm qua, xuất hiện tới 9 bản tin tài chính và 15 bản tin chứng khoán trên các kênh truyền hình khác nhau. Dù
đến trước hay tiếp cận sau, các CTCK không bỏ qua được những kênh thông tin thức thời, hợp xu thế này. Sớm hơn cả là InfoTV, kênh thông tin kinh tế - tài
chính và thị trường chứng khoán, luôn xuất hiện bên cạnh thương hiệu “Đại Dương” (Ocean) - công ty chứng khoán Đại Dương và ngân hàng Đại Dương. Doanh nghiệp 24G cũng đang dần chứng tỏ lại vị thế của mình với sự đỡ đầu của một tổ chức tài chính - chứng khoán tên tuổi. Tiếp đó là, Bản tin Chứng khoán VN-Index của VTV1, HTV cũng nhanh chóng thực hiện chương trình Bản tin tài chính. Các kênh truyền hình khác cũng lần lượt có các chương trình trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chứng khoán và tài chính, ít nhiều sau lưng người dẫn chương trình luôn có logo của một thương hiệu tài chính. Mỗi chương trình mang tính hữu ích và sở hữu lượng người xem nhất định. Nội dung càng chất lượng, thương hiệu tài trợ càng sáng giá. Xuất hiện bên cạnh một cơ quan truyền thông có uy tín là hình thức quảng bá được các CTCK ưa chuộng, vì vừa nâng cao danh tiếng, vừa có khả năng lọt mắt xanh của số lượng
lớn khán giả. Sắp tới, người xem chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn thú vị hơn nữa
bản tiếng Việt. Các CTCK chắc chắn sẽ có thêm công cụ làm thương hiệu. Hiệu
quả là kỳ vọng và cần thời gian, còn chi phí không hề nhỏ là thực tế trước mắt.
Hình thức qua Internet: Tất cả các CTCK đều tự hào thừa nhận mình có
sử dụng internet trong quá trình quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên guồn tài nguyên dồi dào này chỉ mới được khai thác ở mức thô sơ nhất. Logo và tên của
CTCK được đặt trên các website liên quan trực tiếp đến chứng khoán, click vào
có thể dẫn đến bảng giá trực tuyến hay chuyên mục tra cứu chứng khoán, các định nghĩa cơ bản về giao dịch chứng khoán. Một số ví dụ điển hình về việc hợp
tác thực hiện bảng chứng khoán trực tuyến giữa CTCK và các cơ quan truyền thông hiện nay như: Bảng chứng khoán trực tuyến tại trang
www.vneconomy.vn là hợp tác với CTCK Tân Việt (TVSI); Báo Tuổi Trẻ
được
đỡ đầu bởi CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS). CTCK VNDirect hỗ
trợ Thanh Niên Online thực hiện mục “Chứng khoán online”, và Báo Đầu tư Chứng khoán kết hợp với CTCK Thăng Long đưa ra bảng giá... Đây là một hình thức quảng cáo khéo léo. Ban đầu, người truy cập có thể không quan tâm đến tên nhà tài trợ đặt cạnh những thông tin họ cần, nhưng sự xuất hiện thường
xuyên được chứng minh có khả năng “xâm lấn” tiềm thức của khách hàng, cũng như gây dựng lòng tin và phản xạ: khi có vấn đề phát sinh, họ sẽ nghĩ ngay
đến CTCK đó.Các CTCK cũng đang chạy đua website riêng, rủi ro khi họ có mà mình không có là không thể chấp nhận. Hầu hết đều có giao diện tương đồng, gồm phần chính là bảng kết quả giao dịch, bản tin thị trường trong và ngoài nước, các sự kiện tài chính nổi bật, phần biểu đồ phân tích mà không phải
ai cũng biết dùng. Một số trang có thêm phần tra cứu chứng khoán, cung cấp kiến thức và một số định nghĩa về lĩnh vực đang được quan tâm này, hoặc trích
đăng những bài phân tích thị trường của một số báo. Chưa kể ngoài bảng giao dịch ra, các thông tin còn lại ở một số nơi dường như không được chăm sóc, nằm “mốc meo” từ tháng này sang tháng khác.
STT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VÔN ĐIÊU LỆ (tỷ đồng )
1 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT 999,99
2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội 100
0
3 Công ty Cổ phần Chứng khoán T.P Hô Chí Minh 100
8
4 Công ty Cổ phần Chứng khoán MB 120
0
Xét đặc thù của ngành tài chính, công cụ được đánh giá là đắc lực nhất vẫn
là internet. Các CTCK nhận ra giá trị thật của mỏ vàng này và chịu tìm cách khai thác hiệu quả hơn là CTCK tạo được lợi thế cạnh tranh. Internet với khả năng tiếp cận rộng, cung cấp thông tin liên tục, không giới hạn thời gian, diện tich, không bị cũ, khuyến khích chia sẻ, khuyến khích đưa ý kiến,... - đây là những đặc trưng tuyệt vời cho những hệ thống công nghệ mới với khả năng xây
dựng thương hiệu, ghi nhận ý kiến, quan điểm thị trường, thậm chí định hướng,
trở thành kênh thông tin với tính tin cậy cao nhờ khả năng kéo khoảng cách rất gần giữa đơn vị truyền tin và đối tượng nhận tin..
Có rất nhiều CTCK giai đoạn gần đây nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không phải bởi nguồn nhân lực có trình độ cao, không phải bởi chất lượng
sản phẩm dịch vụ tốt mà nhờ các chiến lược PR, marketing đạt hiệu quả như Chứng khoán Đại Dương với việc cung cấp đường truyền bảng chứng khoán cho Info. TV...
2.2.5. Năng lực tài chính
Trong quá trình phát triển, CTCK luôn phải định hướng sức mạnh tài chính là một lợi thế cạnh tranh của công ty, do vậy cần phấn đầu từng bước tăng
cường năng lực tài chính để tạo sức mạnh cạnh tranh trong ngành. Quy mô vốn
đủ lớn không chỉ đảm bảo đủ năng lực cho CTCK triển khai các hoạt động nghiệp vụ quan trọng mà còn giúp làm tăng hiệu quả hoạt động trên một đồng chi phí. Chính vì vậy, CTCK cần nâng dần quy mô vốn điều lệ vào những thời điểm thích hợp trên cơ sở vừa đảm bảo sức mạnh tài chính của công ty trong dài
hạn, vừa nâng cao được giá trị cổ phiếu của cổ đông trong ngắn hạn.
Bảng 2.10: Vốn điều lệ 10 CTCK thấp nhất thị trường Nguồn: UBCKNN
5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 120 0
6 Công ty TNHH CK NH Sài gòn Thương Tín 126
6
7 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 150
0
8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long 202
5
9 Công ty Cổ phần Chứng khoán NHNN&PTNT VN 212
0
10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 353
Môi giới 3 tỷ VNĐ 25 tỷ VNĐ
Tự doanh 12 tỷ VNĐ 100 tỷ VNĐ
Bảo lãnh pháp hành 22 tỷ VNĐ 165 tỷ VNĐ
Tư vấn đầu tư 3 tỷ VNĐ 10 tỷ VNĐ
Quản lý danh mục đầu tư
3 tỷ VNĐ Tư vấn tài chính + lưu
ký - -
Tông cộng 43 tỷ VNĐ 300 tỷ VNĐ
Nhăm tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao chât lượng phục vụ của các CTCK, mức vốn pháp định để thành lập CTCK đã tăng lên. So với quy định trước đây, mức vốn pháp định để thành lập CTCK đã tăng 7.5 lần.
Bảng 2.11 : Mức vốn pháp định để thành lập CTCK
ST T
________NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI________ VỐN ĐIỀU LỆ ( tỷ đồng )
1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 26.217
2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 23.012
3 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam________ __________ 4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam______ __________ 5 Ngân hàng TMCP Quân Đội___________________ __________
10.625 6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn_____________________ __________ 7 Ngân hàng TMCP Á Châu_____________________ ___________ 8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam___________ ___________ 9 Ngân hàng TMCP Hàng Hải____________________ ___________ 10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội_____________ ___________
8.866
Theo quy định này, CTCK phải có vôn điêu lệ tôi thiêu 300 tỷ đông nêu muốn có đủ 4 nghiệp vụ kinh doanh là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sô lượng CTCK có quy mô nguôn vốn chủ sở hữu dưới 300 tỷ đông ( tương đương khoảng 15 triệu USD ) chiêm khoảng 70% sô lượng CTCK trên thị trường. Đặc
biệt, sô lượng CTCK có vốn điêu lệ dưới 50 tỷ đông ( tương đương dưới 2.5 tr USD ) có xu hướng gia tăng qua các năm. Thậm chí, một sô CTCK đã xin rút giấy phép hoạt động một sô nghiệp vụ nhằm giảm áp lực vôn điêu lệ theo quy