THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53)

đoạn

2008 đến nay

2.2.1. Trình độ công nghệ

Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp chính là cạnh tranh về giá trị gia tăng. Để

tạo ra một lợi thế so với các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán khác thì điều

quan trọng là phải tạo ra được giá trị vượt trội với các dịch vụ chứng khoán mà

doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng. Thế vượt trội đó được thể hiện qua việc

cạnh tranh về các mặt: chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả thương hiệu và thời

gian như ở bất kỳ ngành kinh doanh nào. Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ kinh doanh chứng khoán các yếu tố cạnh tranh như chất lượng của dịch vụ giá cả hay

thời gian được quyết định cơ bản bởi trình độ hạ tầng công nghệ.

Hạ tầng mạng: Với sự phát triển rất nhanh của TTCK Việt Nam thời

gian

qua, giờ đây hơn bao giờ hết, những yêu cầu về tính bảo mật, ứng dụng công nghệ thông tin làm sao để nhanh chóng có một hạ tầng công nghệ tốt, đảm bảo cho các sàn chứng khoán là vấn đề đang được tất cả các CTCK VN quan tâm.

Nhu cầu của các CTCK hiện đang rất lớn, từ việc chăm sóc khách hàng, phân loại nhà đầu tư đến việc quản lý dữ liệu tập trung, quản lý bảo mật các giao dịch thông qua mã hóa và chữ ký điện tử.

Các chuyên gia của Trung tâm Tin học và Thống kê, UBCKNN và Cisco Systems đã nêu bật lên những nguy cơ tiềm ẩn trong việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giao dịch chứng khoán gồm Ngưng trệ hoạt động do tắc nghẽn, Từ chối dịch vụ, Sai lệch thông tin và Mất cắp thông tin. Ngoài ra, các CTCK còn phải giải quyết những thách thức rất lớn về Nhu cầu giao dịch, Khả năng liên kết, Tính thống nhất trong hoạt động giao dịch, Chuẩn hóa các hoạt động giao dịch và An toàn Bảo mật cho các giao dịch.

Có thể nói, ngay từ đầu các CTCK đã bỏ ra rất nhiều chi phí để đầu tư cho

hệ thống công nghệ, bao gồm hệ thống công bố thông tin cho các nhà đầu tư, hệ

thống phần mềm quản lý giao dịch, kế toán lưu ký, quản trị nội bộ... Trong cuộc

cạnh tranh về trình độ công nghệ này lợi thế thuộc về các CTCK lớn đã tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của các tổ chức sở hữu, đặc biệt là các CTCK trực thuộc các ngân hàng.

Phần mềm nghiệp vụ: Hiện tại, một số CTCK ở Việt Nam đang trong quá

trình đưa vào sử dụng phần mềm chứng khoán lõi, với những tính năng vượt trội . Đây là phần mềm hạt nhân cho mọi hoạt động quản lý và tác nghiệp của các CTCK , tuân thủ mọi quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Phần mềm lõi chứng khoán được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ và ngôn ngữ lập trình mới nhất, với nhiều tính năng không những đáp ứng tốt mọi yêu cầu cơ bản mà còn đem lại cho khách hàng và người sử dụng nhiều tiện ích mới chưa hề có trên TTCK Việt Nam. Sau khi hoàn thiện, phần mềm lõi có đầy đủ tính năng của một phần mềm hiện đại, có khả năng kết nối đồng thời trực tiếp với nhiều Trung tâm/Sở giao dịch chứng khoán trong nước cũng như quốc tế. Phần mềm lõi chứng khoán có khả năng hoạt động liên tục, tập trung hóa dữ liệu, tốc độ xử lý cao, khả năng mở rộng và

kết nối linh hoạt với các phần mềm khác (GL, ERP, CRM).

Hiện nay, các CTCK Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trên TTCK phát triển với tốc độ rất nhanh tại Việt Nam. Còn khoảng trên 30 CTCK đang sử dụng phần mềm của Công ty Hệ thống Thông tin FPT và theo đánh giá chương trình này vẫn chưa hoàn thiện. Qua thực tiễn sử dụng, nhiều phần mềm trong nước không

đáp ứng được các yêu cầu mới khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch.

Vấn đề đặt ra đối với các CTCK hiện nay là mua phần mềm như thế nào, nội hay ngoại để tích hợp được với các hệ thống của HOSE và HASTC. Các CTCK

đã chọn hướng đi riêng cho mình. Một nhóm các CTCK đã khảo sát và nghiên cứu các giải pháp công nghệ của một số nước có TTCK phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và lựa chọn công nghệ có sự ổn định, tương đồng, phù hợp với TTCK Việt Nam:

Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) quyết định lựa chọn giải pháp Smart của nhà cung cấp Freewill (Thái Lan).

CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS): Phần mềm sử dụng Cyber Investor, đang có kế hoạch thay đổi phần mềm sử dụng.

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI): đã mua phần mềm từ Thái Lan với giá lên đến 1 triệu USD.

CTCK Ngân hàng Sacombank (SBS): đã trang bị hệ thống giao dịch chứng khoán trị giá 3 triệu USD, được cung cấp bởi DST Internation.

Một số CTCK khác như CTCK TP.HCM (HSC), CTCK Đại Việt, CTCK Biển Việt... cũng đang đầu tư tương tự cho phần mềm mua từ Úc.

Một số khác lại lựa chọn giải pháp tự xây dựng phần mềm cho công ty mình như BSC. ACBS...

Thời gian vừa qua cũng cho thấy những tiến bộ vượt bậc của các CTCK trong lĩnh vực công nghệ. Trên 95% CTCK ở Việt Nam đã có trang web để truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư. Nhìn chung các trang web thực sự đã được đầu tư xây dựng một cách công phu, gồm nhiều thứ tiếng khác nhau và liên tục cập nhập thông tin để phục vụ và thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu

tư nước ngoài như website của CTCK SSI, VNDriect, FPTS...

Các CTCK như VCBS, VNDS, KLS,. đã áp dụng công nghệ đặt lệnh qua điện thoại, tin nhắn, đặt lệnh trực tuyến và theo dõi danh mục đầu tư của khách hàng tự động. Bên cạnh đó, CTCK APECT đã cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến - nhà đầu tư đăng ký đấu giá không phải đến CTCK

Một kênh giao dịch chứng khoán thuận tiện khác được các CTCK ACBS, VCBS, chứng khoán Đại Tây Dương là đặt lệnh qua điện thoại di động (M - Securities). Tương tự như giao dịch trực tuyến qua mạng internet, khi giao dịch

qua M - Securities, người đầu tư cũng cũng có thể thực hiện các lệnh chuyển tiền hoặc chứng khoán đã giao dịch vào tài khoản của mình. Ngoài ra, người đầu tư cũng có thể nhắn tin để truy vấn các biến động tài khoản của mình, số dư

khoán trên thị trường.

FPTS được nhắc tới như một CTCK có công nghệ vượt trội trong những năm gần đây. FPTS đã áp dụng phần mềm của nhà cung cấp SMS, ASIAN CERC. Đây là phần mềm được sử dụng nhiều năm tại các nước có TTCK phát triển như Anh, Australia, Nhật.. .và được thiết kế mở, dễ dàng nâng cấp và phát

triển bao gồm dịch vụ giao dịch trực tuyến, thông tin trực tuyến, quản lý cổ đông trực tuyến, đặt lệnh, chuyển tiền, mở tài khoản trực tuyến. Hệ thống giao dịch cùng bộ sản phẩm dịch vụ trực tuyến đồng bộ và chuyên biệt mà FPTS đang sở hữu khẳng định vị thế vượt trội về công nghệ của FPTS. Hệ thống công

nghệ của FPTS cũng cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích khác, như theo dõi

và quản lý các quyền (quyền nhận cổ tức bằng tiền, quyền nhận cổ tức/cổ phiếu

thưởng bằng cổ phiếu, quyền mua chứng khoán phát hành thêm) phát sinh trên tài khoản giao dịch chứng khoán. Hệ thống của FPTS có thể tự động thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng mà không cần

đến sự can thiệp của con người, điều đó giúp FPTS tiết kiệm được tối đa chi phí

về nhân sự

Tóm lại, sự cạnh tranh trong việc đổi mới công nghệ của các CTCK tuy hiện tại chưa thực sự phát huy hết các hiệu quả ngay lập tức nhưng đây sẽ là một tiền đề quan trọng giúp các CTCK nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tương lai.

2.2.2. Nguồn nhân lực

Yếu tố con người được coi là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự

phát triển của mọi doanh nghiệp. Lực lượng lao động hành nghề trong lĩnh vực

kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và mở rộng hoạt động của các CTCK.Nguồn nhân lực co kỹ năng là tài sản vô hình mà các CTCK đang rất cần. Nhận thức được điều đó nhiều nhân viên đã được cử đi đào tạo nước ngoài hoặc thuê các chuyên

gia nước ngoài sang tư vấn tại chỗ.

Tỷ trọng nhân viên CTCK có giấy phép hành nghề mới chỉ chiếm 55% tổng số nhân viên. heo UBCK, hiện cả nước có 4.258 người hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán được Ủy ban cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN). Cụ thể, có 3.512 người đã được cấp CCHN môi giới và phân tích, 746 người đã được cấp CCHN quản lý quỹ. Hiện cả nước có 105 CTCK và 47 công ty quản lý quỹ.

Như vậy, số lượng người được cấp CCHN là tương đối lớn, bình quân mỗi CTCK có 33 CCHN môi giới và phân tích, mỗi công ty quản lý quỹ có 15 người

có chứng chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là con số danh nghĩa khi mà có rất nhiều người được cấp CCHN nhưng không còn làm việc trong ngành chứng khoán, trong khi lại có nhiều nhân viên chứng khoán không có CCHN.

Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây khi hoạt động kinh doanh của các

CTCK trở nên kém hiệu quả, nhiều công ty đã phải cắt giảm đến 15-20% nhân sự. Trong đó, xuất hiện ngày càng mạnh xu hướng rút lui khỏi hoạt động chứng

khoán của đội ngũ những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, đặc biệt

là đội ngũ quản trị, điều hành có trình độ cao. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, CTCK có lợi thế về năng lực cạnh tranh là những CTCK vẫn duy trì được đội ngũ nhân viên với chuyên môn và trình độ cao như CTCK KLS, VNDS...

2.2.3. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một yếu tố quan trọng đối với mọi CTCK,

vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, quyết định sự sống còn của công ty. Chất lượng sản phẩm dịch vụ thể hiện ở các yếu tố như: sự tiện ích

của các sản phẩm dịch vụ, biểu phí, thời gian, độ chính xác và an toàn của sản phẩm dịch vụ.

CTCK với những nghiệp vụ đặc thù so với các doanh nghiệp khác, sản phẩm của công ty cũng chủ yếu là sản phẩm dịch vụ nên các CTCK luôn chú ý

đến công tác phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh

tranh trên thị trường. Môi trường kinh doanh trong ngành ngày càng gia tăng, vì

vậy đòi hỏi các CTCK luôn định hướng tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận thị

trường mới và phát triển các sản phẩm sáng tạo mới để xây dựng kế hoạch phát

triển sản phẩm dịch vụ mang tính ưu việt nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích

và hiệu quả cho khách hàng nhờ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các

công ty cùng ngành. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các CTCK quyết định

chủ yếu là về mặt công nghệ.

Trong bối cảnh thị TTCK trầm lắng, nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường hoặc lưỡng lự đứng ngoài, nhưng một số CTCK như FPTS vẫn liên tục gia tăng

số tài khoản nhà đầu tư. Điều đó có được là do FPTS đã nỗ lực đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng việc ứng dụng hệ thống công nghệ

thông tin hiện đại.. .Nhờ công nghệ cao, FPTS có thể áp dụng mức phí tối thiểu

0,15% cho tất cả các giao dịch qua Internet. Hệ thống giao dịch của FPTS luôn đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch của khách hàng. Ngay cả những thời điểm có sự gia tăng đột biến về khối lượng giao dịch, hệ thống của FPTS vẫn đảm bảo xử lý thành công và nhanh chóng mọi giao dịch của khách hàng, với số lượng lên tới trên 22.000 lệnh/ngày. Việc thay đổi chính sách phí của FPTS được đánh giá là một bước tiến phù hợp với thị trường và đáng được ghi nhận trong thời điểm hiện tại. Chính sách giảm phí của FPTS thực sự đã thu hút được

sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư. Việc áp dụng mức phí mới, đã ngay lập tức tạo được lợi thế cạnh tranh so với các CTCK khác khi trong ngày đầu giảm

phí đã có hơn 330 khách hàng đến đăng ký mở tài khoản mới

Việc áp dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tình hình thị trường hiện

nay của các CTCK. Công nghệ không những mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, mà còn giúp các CTCK cắt giảm được chi phí hoạt động, cung cấp dịch vụ giá rẻ cho các khách hàng của mình... Cuộc chạy đua

công nghệ giữa các CTCK chắc chắn sẽ còn tiếp tục "nóng" hơn nữa và thị phần

môi giới sẽ nghiêng về phía những công ty dẫn đầu về công nghệ, tạo ra được những sản phẩm dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng...

Ngoài công nghệ được áp dụng nhằm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, một điển hình trong nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ của các CTCK là tăng cường các hoạt động tiếp xúc, tư vấn đầu tư chứng khoán và đưa them các dịch

vụ tiện ích cho nhà đầu tư. Kết hợp các hoạt động mang tính đại chúng như hội

thỏa, hội nghị khách hàng. các CTCK cũng chú trọng các bản tin định kỳ nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn, các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhà đầu tư một số CTCK

đã cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua website, gửi email, tin nhắn đến trực tiếp từng nhà đầu tư như chứng khoán SSI, HSC, VCBS ..

Một số hoạt động như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn định giá

doanh nghiệp, sáp nhập cũng được một số CTCK như BVS, VNDS, BSI.. .triển

khai thủ tục nhanh gọn, thời gian hoàn thành các hợp đồng tư vấn nhanh hơn

2.2.4. Các chiến lược makerting

Số lượng các CTCK đang ngày càng tăng nhanh, hoạt động PR tại các CTCK đã tới lúc cần phải quan tâm. Tuy vậy các nhà đầu tư vẫn trăn trở với vấn

đề chọn mặt gửi vàng vì thiếu hụt thông tin nghiêm trọng. Thật ra đáp án chung

chỉ có một: cần đẩy mạnh quảng bá - truyền thông - xây dựng thương hiệu hình

ảnh. Tuy vậy, hoạt động marketing, PR của các CTCK trong nước hiện nay hầu như vẫn dậm chân tại chỗ - về cả chất lượng và tính đa dạng. Những lí do được đưa ra là PR cho lĩnh vực dịch vụ tài chính gặp những khó khăn đặc thù thuộc chuyên môn. Công cụ phổ biến nhất các CTCK đang sử dụng cho hoạt động marketing của mình: báo chí và truyền hình, với hai hình thức quảng cáo và tài trợ.

Hình thức quảng cáo: Nhìn lướt qua các báo, hầu như khó nhận thấy điểm khác biệt nào giữa các mẩu quảng cáo của những CTCK, ngoại trừ tên, vốn điều lệ, địa chỉ và slogan của công ty. Quảng cáo truyền hình cũng chung số

phận: nội dung được đầu tư “qua quít”, cảm giác xem chưa kịp hết đã đoán được kết thúc trở thành nỗi ám ảnh và là nguồn gốc tạo “phản cảm”. Ấn tượng lưu lại không hơn một cái tên mới xuất hiện trên bầu trời chứng khoán, và mau chóng khăn gói ra đi trong tâm trí khách hàng.

Hình thức tài trợ: Cách đi đường vòng này được các CTCK Việt Nam sử

dụng có phần hiệu quả hơn. Chỉ trong vòng hơn 1 năm qua, xuất hiện tới 9 bản

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w