3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN VÀ HỖ TRỢ
3.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan
Thứ nhất: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Bất cứ sự biến động nào
của
các yếu tố, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái hay tốc độ phát triển kinh tế... đều ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các CTCK. Do đó, sự ổn định của nền kinh tế là điều kiện để các CTCK có thể nâng cao hiệu qủa hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình. Để môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, Chính phủ và các Bộ, ngành liên qua cần thực hiện một số giải pháp: hoàn thiện chính sách cơ
chế quản lý, tạo điều kiện môi trường kinh tế phát triển ổn định có tăng trưởng,
đẩy lùi lạm phát, phát triển tính ổn định sức mua của đồng tiền.
Thứ hai: Đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tạo hàng hoá cho
TTCK bằng cách sớm CPH và đưa lên sàn giao dịch một số công ty lớn như: công ty điện thoại di động Vinaphone và Mobiphone, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.. .nhằm thu hút vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho đất nước, giúp các CTCK phát triển tốt hoạt động tư vấn phát hành của mình. Phải gắn bó
sau khi CPH. Trong đó các CTCK phải thể hiện rõ vai trò của mình trong hoạt động tư vấn CPH. Công việc này phải được tiến hành đồng đều ở tất cả các công ty trong nhiều lĩnh vực và luôn phải có sự hỗ trợ từ phía các trung gian tài
chính. Có như vậy, TTCK Việt Nam mới có những hàng hoá tinh về chất lượng,
đông đảo về số lượng.
Thứ ba: Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTCK nhiều hơn nữa.
Hiện tại, hệ thống phần mềm giao dịch rất cũ kỹ và lạc hậu gây ách tắc trong giao dịch, gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Hơn nữa, hệ thống lưu ký,
thanh toán bù trừ cần phải hiện đại hơn trên cơ sở nâng cấp hệ thống lưu ký bù trừ đang vận hành. Hiện nay, T+3 đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là hơi dài, cần phải rút ngắn hơn để việc thanh toán giao dịch cho nhà đầu tư được nhanh chóng hơn, giúp họ có thể quay vòng vốn nhanh hơn.
Thứ tư: Tạm thời chưa thu thuế đối với nhà đầu tư cá nhân trên TTCK.
Chính phủ cần tiếp tục ưu đãi thuế đối với cá nhân đầu tư trên TTCK. Với
quy mô nhỏ bé của TTCK, môi trường đầu tư chứng khoán chưa hoàn thiện và hấp dẫn thì đây được coi là biện pháp khích lệ, thu hút nhà đầu tư tham gia vào
thị trường. Và có một thực tế ở thị trường của chúng ta là số người giàu lên từ việc đầu tư trên thị trường chứng khoán chưa phải là nhiều.
Có thể thấy rằng, đầu tư chứng khoán có rủi ro rất lớn và đem lại thu nhập
không cao đối với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Hơn nữa, mục tiêu hình
thành và
phát triển thị trường chứng khoán là để thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với
Việt Nam, TTCK là nơi hút nguồn vốn nhàn rỗi và là kênh đa dạng hoá hình thức
đầu tư cho công chúng. Hiện nay, quy mô thị trường còn nhỏ bé, rủi ro còn nhiều,
thu nhập của nhà đầu tư cá nhân chưa cao. Do đó, để khuyến khích công chúng
tham gia đầu tư, những năm tới, tạm thời Chính phủ nên chưa thu thuế đối với nhà
đầu tư cá nhân.
quan trọng. Định mức tín nhiệm là việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp, đo
lường vị thế của doanh nghiệp từ đó đưa ra các dự báo về triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua đó ta thấy được bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Kết quả định mức tín nhiệm này rất có ý nghĩa đối với
hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh và tư vấn đầu tư của công ty. Hiện nay,
chúng ta chưa có một tổ chức tín nhiệm nào có uy tín. Đây là một hạn chế rất lớn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần khẩn trương thành lập một tổ chức tín nhiệm
chuyên nghiệp của Việt Nam hoặc liên doanh với nước ngoài để có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế và tận dụng cơ hội đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực
này.
Thứ sáu: Khi TTCK Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
từ
nội tại phát sinh của một thị trường còn non trẻ, từ những ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn
đối với thế giới. Vì vậy để kiểm soát thị trường trong trường hợp xuất hiện mầm
mống của sự phát triển ‘quá nóng’ hay khi thị trường trượt dốc như trong năm 2008, cơ quan quản lý nhà nước cần phải có giải pháp cho từng trường hợp cụ thể
tránh trường hợp đầu cơ gây ảnh hưởng nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, cần
kiểm soát luồng vốn bằng cách rà soát lại các kênh dẫn vốn của ngân hàng vào thị
trường để có con số đánh giá chính xác.
Thứ bảy: Hoạt động của các CTCK trong giai đoạn thị trường ảm đạm
như
hiện nay là vô cùng khó khăn. Trong thời gian sắp tới nhiều khả năng hình thành xu hướng giải thể và sáp nhập giữa các CTCK. Bộ Tài chính nên có văn bản hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập đối với CTCK để tạo hành lang pháp lý,
vì chắc chắn xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần.
3.3.2. Đổi với cơ quan quản lý thị trường
a. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý
giao dịch trên TTCK là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh
vực này, đồng thời định ra hướng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các
quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ.
b. Hoàn thiện cơ chế chính sách về phí, lệ phí.
Cho đến nay, TTCK đó có bước phát triển vượt bậc. Cần phải thay đổi các
chính sách liên quan đến phí và lệ phí cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán lại xuất hiện tình trạng, dùng phí để cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, nhiều công ty đã thu hút khách hàng bằng giảm phí bảo lãnh phát hành xuống quá thấp, dưới 0,25% giá trị bảo lãnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng của đợt bảo lãnh. Đối với phí dịch vụ môi giới, do không quy định mức sàn khiến nhiều tổ chức cũng miễn giảm một cách tùy tiện để thu hỳt nhà đầu tư. Đây là cách cạnh tranh không lành mạnh. Nếu có chính sách phù hợp sẽ giải quyết nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo được sự bình đẳng của các đối tượng tham gia thị trường.
Trong chính sách phí, cần quy định cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức
phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài vấn đề áp trần
và sàn phí giao dịch đối với các CTCK, cũng cần xem xét đến vấn đề phí đối với
các quỹ đầu tư.
c. Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
UBCKNN phải vạch ra định hướng, chương trình đạo tạo cụ thể trong cả ngắn hạn và dài hạn sao cho bám sát thực tế của TTCK Việt Nam. Ngoài những chương trình đạo tạo cơ bản như hiện nay, Ủy ban cần tổ chức thêm các khóa đào tạo chuyên sâu cho từng nhân viên nghiệp vụ . Đối với đội ngũ giảng viên, UBCK có thể cử người đi tu nghiệp ở nước ngoài, có thể mời các chuyên gia giỏi ở nước ngoài sang giảng dạy.
Đồng thời, trên cơ sở theo dõi hoạt động của các CTCK, cơ quan quản lý thị trường nên hoàn thiện công tác cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, tạo điều kiện để các CTCK có số người hành nghề đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành.
d. Tăng cường công tác quản lý và giám sát các công ty chứng khoán
Không nằm ngoài mục tiêu đảm bảo tính ổn định của thị trường và quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, công tác quản lý và giám sát các công ty chứng
khoán là một biện pháp hữu hiệu mà UBCKNN phải thường xuyên thực hiện. Việc quản lý, giám sát giúp phát hiện những sai sót hoặc sai lầm do khách
quan hoặc chủ quan để từ đó kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp. Tùy vào nguyên nhân của sai sót là do vô tình hay cố ý, cơ quan quản lý phải giải quyết sao cho một cách công tâm, chặt chẽ và nghiêm minh nhất.
3.3.3. Đổi với Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
a. Thường xuyên phối hợp thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường
Thực tế cho thấy việc nghiên cứu và thiết lập môi trường kinh doanh, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, cung cấp thông tin nghiệp vụ và xác định chiến
lược kinh doanh... là những vấn đề rất cần thiết cho từng CTCK nhưng các hoạt động này thường vượt quá xa khả năng tài chính năng lực nghiên cứu. Lý do là những công việc này phải nghiên cứu trên phạm vi lớn, trong một thời gian lâu dài, chi phí rất lớn và cần rất nhiều nhân lực.
Mặt khác, nếu từng hội viên của Hiệp hội tiến hành nghiên cứu một cách đơn
lẻ sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian, nhân lực và chi phí. Hơn nữa, các kết
quả do
việc nghiên cứu đơn lẻ đem lại sẽ phân tán, hoặc dễ bị đánh cắp và gặp khó khăn
trong việc triển khai đồng bộ. Sản phẩm của các CTCK là những sản phẩm tài chính đỏi hỏi phải thường xuyên cải tiến, đổi mới nhưng lại không có bản quyền
nên thường bị đánh cắp. Điều này đã làm cho các thành viên của Hiệp hội dần dần
mất đi động lực nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới. Các nhược điểm này có
thể khắc phục được khi có một sự hợp tác chung thống nhất giữa các hội viên. Với
những lý do như vậy, Hiệp hội chứng khoán cần phải thực hiện vai trò đầu mối vận động, phối hợp hoạt động và phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể của các
hội viên. Làm được điều này sẽ giúp cho các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn.
b. Xây dựng và ban hành Bộ Đạo đức nghề nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Hiệp hội chứng khoán đảm đương chức năng tự quản đối với người hành nghề chứng khoán, chịu trách nhiệm trong việc thúc đầy các CTCK thực thi pháp luật. Trong tình hình hiện nay, Hiệp hội cần phải xây dựng Bộ Đạo đức nghề nghiệp và sớm ban hành để làm cơ sở chuẩn mực cho các CTCK áp dụng và tuân thủ.
chức quốc tế các UBCK - IOSCO đã đưa ra, coi đây là các tiêu chuẩn tối thiểu đối với CTCK nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo công ty thực hiện
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển TTCK của Chính Phủ, trong Chương 3. luận văn đã đề xuất nhóm giải pháp chính bao gồm nhóm giải pháp chung đối với cả
bốn nghiệp vụ của CTCK và nhóm giải pháp riêng tập trung nâng cao năng lực
cạnh tranh đối với nghiệp vụ môi giới. Nhóm giải pháp chung bao gồm: xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, quản trị
CTCK, mua bán sáp nhập CTCK, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ...Để các giải pháp đó có hiệu quả thiết thực, Luận văn đề xuất nhiều kiến nghị trong đó phải kể đến kiến nghị liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khaons và TTCK, tăng cường quản lý giám sát thành viên tham gia thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng hiệu
KẾT LUẬK CHUKG
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK là nhu cầu cấp thiêt trong giai đoạn hiện nay khi mà TTCK ngày càng phát triển, các yêu cầu về cung cấp dịch vụ càng cao.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua thời gian hoạt động hơn 12 năm, tuy thời gian không phải là dài nhưng cũng đã trải qua nhiều biến động, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thị trường phải có sự thay đổi để có thể thích nghi. Với tư cách là chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển là một tất yếu khách quan, là yêu cầu cần thiết. Với kiến thức được tích luỹ, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động của các CTCK đã giúp tôi hoàn thành Luận văn với phương pháp khoa học, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề ra. Bài Luận văn gồm 3 phần như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về Công ty chứng khoán, đi sâu vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Thứ hai, tổng quan về thị trưòng chứng khoán Việt Tam và hoạt động của các công ty chứng khoán. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thông qua hệ thống các chỉ tiêu đã được trình bày ở phần lý thuyết nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty.
Thứ ba, đế xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK cũng như các kiến nghị đối với cơ quan chức năng có liên quan trong lĩnh vực chứng khoán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hoàng Nga, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, 2009 2. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình kinh doanh chứng khoán, NXB Tài chính, 2006
3. Nguyễn Vĩnh Thanh ( 2005 ), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
4. Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, Phân tích và đầu tư chứng khoán, 2003 5. Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, Kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, 2003
6. Bạch Đức Hiển , Nguyễn Đình Kiệm - Đồng chủ biên (2007) Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính
7. Kế hoạch kinh doanh 2008 của công ty cổ phần chứng khoán An Bình 8. Lê Thị Mai Linh - Chủ biên (2003), Giáo trình “ Phân tích và đầu tư chứng