Định hướng phát triển TTCK Việt Nam từ nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 93 - 96)

Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung

của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và

định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận

hành

an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội

vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh

xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức

giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo

đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo

cho

các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành

Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả

năng

cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở những mục tiêu trên, giải pháp cụ thể sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng

khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ

trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK,

hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng

công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao

dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán,

từng bước tham gia và kết nối với TTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại

hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và

các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân

lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng

khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.

Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế

thực

thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong

lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động

giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.

triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần

chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu 0440 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w