Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 51 - 104)

Qua thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc và các nước Châu Âu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM ở Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc xây dựng

một môi trường pháp lý ổn định, có những chính sách hỗ trợ, ban hành những quy định cụ thể đối với sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển loại

hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay chung của mình. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, giúp các NHTM đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.

- Thứ ba, để phát triển tốt hoạt động CVTD các NHTM cần nghiên cứu sâu

nhu cầu vay tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, để từ đó xây dựng và phát triển các sản phẩm CVTD đa dạng về đặc tính và tính năng. Trong đó chú trọng việc phát triển thị trường Thẻ Tín dụng mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời phát triển hệ thống thanh toán Thẻ hiện đại, rộng khắp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có thể sử dụng thuận tiện loại dịch vụ này, để Thẻ Tín dụng trở nên phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

- Thứ tư, việc phát triển tín dụng cá nhân cần có sự giám sát chặt chẽ và quản lý

rủi ro đối với hoạt động CVTD, vì các món vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, thời hạn vay lại dài, nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập hàng tháng, nên rủi ro của nó thường

phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức, thiện chí trả nợ của khách hàng trong tương lai. - Thứ năm, cần xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng đầy đủ làm căn cứ để

các NHTM đánh giá đúng mức độ tín nhiệm tín dụng với cá nhân và chấm điểm tín dụng. Đồng thời, các NHTM cần xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân dựa trên những tiêu chí phù hợp và có độ tin cậy cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một luận văn đã trình bày có hệ thống những lý luận cơ bản về CVTD bao gồm:

- Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò,... - Sự phát triển của CVTD và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển CVTD.

- Kinh nghiệm phát triển CVTD tại Trung Quốc và các nước Châu Âu từ đó rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển hoạt động này tại Việt Nam.

Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về CVTD và vai trò của nó tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng, đồng thời là cơ sở để đưa ra cách thức nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế xã hội Bắc - Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước bạn Lào với biên giới dài 192 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km là một điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại, đã có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời là điều kiện để mở rộng hợp tác quốc tế.

Tỉnh Nghệ An có 01 thành phố, 02 thị xã , 17 huyện và có 479 xã, phường, thị trấn. Dân số 3.113.000 người, vị trí địa lý: Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam với 16.487 Km2 thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách Thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam, huyện xa nhất cách tỉnh lị 270km. Với diện tích tự nhiên 1.637.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 179.000 ha, đất rừng 584.000 ha, đất đồi núi chiếm 83% diện tích đất toàn tỉnh.

Với 470.000 hộ dân sinh sống trải khắp từ đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, có 5.000 doanh nghiệp hoạt động, có 33 chi nhánh Ngân hàng thương mại và 48 QTDND cơ sở cùng hoạt động.

Về quy mô diện tích và dân số đứng thứ nhất nhì toàn quốc, có 3 vùng: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi là điều kiện thuận lợi để phát triển nông

Giao thông có đường Quốc lộ 1 xuyên suốt tỉnh 85 Km, từ Đông sang Tây có đường Quốc lộ 7 dài 225 km, và quốc lộ 48 dài 122 km, đường 15 cùng hướng với quốc lộ 1 dài 49 km. Cùng với hệ thống đường quốc lộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tạo nên một mạng lưới giao thông quan trọng, trong giao lưu hàng hoá Bắc - Nam, vận tải quá cảnh và luân chuyển hàng hoá nội tỉnh. Bên cạnh hệ thống đường bộ có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua 94 km, có 7 ga, ga Vinh là trung tâm có khối lượng hành khách và hàng hoá lưu thông lớn. Ngoài ra còn có giao thông đường thuỷ, cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh là tiềm năng cho ngành vận tải đường biển, vận tải hàng không, luân chuyển hàng hoá nội địa cũng như xuất nhập khẩu.

Về khí hậu: Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, gió Tây Nam nắng nóng, thiên tai lũ lụt thường hay xảy ra, có những khó khăn thách thức cho phát triển nông nghiệp.

Về nhân lực: Có 470.000 hộ, hơn 3,1 triệu người, lao động trong độ tuổi 1,52 triệu người.

Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, nhưng kinh tế xã hội Nghệ An vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm 2012: tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,63%, thu ngân sách đạt 5.240 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị xã hội ổn định.

2.1.2. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, đến nay Agribank Nghệ An trải qua 25 năm đổi mới, xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu, Agribank Nghệ An phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức: giai đoạn nền kinh tế đất nước bao cấp sang kinh tế thị trường, kinh tế tỉnh nhà đang quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, phải giải thể hoặc tự tan rã... về tổ chức Agribank Nghệ An nhận bàn giao hiện trạng từ Ngân hàng Nhà nước sang, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trụ sở làm việc chủ

yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp, toàn chi nhánh chỉ có 2 máy vi tính và 2 máy in, qui mô kinh doanh nhỏ bé: nguồn vốn 37,8 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa bàn chỉ 13,3 tỷ đồng, còn lại vốn vay Ngân hàng Nhà nước. Dư nợ cho vay 35,8 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức kinh doanh theo cơ chế mới. Để phát triển, chi nhánh đã đổi mới toàn diện các mặt hoạt động mà khâu đột phá đầu tiên có ý nghĩa quan trọng là: đổi mới công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, bố trí lao động hợp lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, tích cực mở rộng mạng lưới... Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” công tác nguồn vốn luôn được chi nhánh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để khơi tăng nguồn vốn, chi nhánh đã đa dạng các hình thức huy động vốn nên đến cuối năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 11.752 tỷ đồng, tăng gấp 883,8 lần so với năm 1988, bình quân hàng năm tăng từ 20-22%. Về dư nợ đến cuối năm 2012 đạt 8.541 tỷ đồng tăng gấp 237 lần so với năm 1988, bình quân tăng trưởng dư nợ hàng năm từ 22-25%.

Về chỉ tiêu tài chính hàng năm đều tăng trưởng khá, luôn đảm bảo thu nhập cho người lao động theo chế độ quy định.

Song song với việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, Chi nhánh luôn quan tâm, chăm lo làm tốt công tác từ thiện xã hội. Với những thành tích xuất sắc trong nhiều năm qua, chi nhánh đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng các danh hiệu cao quý:

- Huân chương lao động hạng Nhì - Huân chương lao động hạng Ba - Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ

- Cờ thi đua xuất sắc của Thủ Tướng Chính Phủ, UBNND tỉnh, của ngành Ngân hàng các năm.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An

Đến nay, Agribank Nghệ An là Ngân hàng có hệ thống mạng lưới đứng hàng đầu trên địa bàn với 69 điểm giao dịch gồm: Hội sở tỉnh, 21 chi nhánh huyện, thị

xã, thành phố (chi nhánh loại 3), 47 phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh. Với đội ngũ cán bộ 968 người được đào tạo cơ bản, trình độ đại học và trên đại học chiếm 79%, trong đó có 19 thạc sỹ (tăng gấp 6,37 lần so với những ngày đầu mới thành lập).

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An:

Các chi nhánh loại 3 trong tỉnh bao gồm: chi nhánh thành phố Vinh, các chi nhánh huyện, thị xã trong tỉnh. Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh loại 3 như sau:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số 2011/2010 Doanh số 2012/2011 +/- % +/- % Nguồn vốn huy động 6.88 1 V 8.259 --- 7--- 1.37 8 ----7--- 20 % 11.752 3 3.49 % 42

Các phòng Giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại 3 bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc phòng giao dịch, tổ trưởng tín dụng, tổ trưởng kế toán và các cán bộ tín dụng, kế toán.

Qua mô hình tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An từ chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh loại 3 và phòng Giao dịch có thể thấy chi nhánh có mạng lưới phủ khắp toàn tỉnh, từ địa bàn thành phố Vinh đến các huyện và xuống tận phòng Giao dịch liên xã; địa bàn phức tạp bao gồm nhiều huyện miền núi vùng cao như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông,... đến các chi nhánh đồng bằng như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thị xã Cửa Lò,. nên việc tổ chức quản lý cũng như hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc duy trì sự ổn định và kinh doanh trên địa bàn rộng lớn, phức tạp như Nghệ An cho thấy sự điều hành, quản lý chặt chẽ, đúng đắn của ban Giám đốc chi nhánh cũng như sự nỗ lực của gần 1000 cán bộ nhân viên của chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An

2.1.3.1. Công tác Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản, then chốt, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng; nguồn vốn huy động ổn định, dồi dào là cơ sở để mở rộng hoạt động cho vay và đầu tư, cũng như đảm bảo khả năng thanh toán và tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.

Ý thức được điều này, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An luôn chú trọng phát triển nguồn vốn huy động của mình. Với các chính sách linh hoạt về lãi suất, kỳ hạn, đa dạng các hình thức huy động; kết hợp với những chương trình khuyến mại, dự thưởng và áp dụng các hoạt động Marketing phù hợp nên đã mang lại cho chi nhánh những kết quả tốt trong công tác huy động vốn, điều này thể hiện qua :

Bảng 2.1: Tình hình huy động của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Theo thành phần kinh tế:

1 Tiền gửi của TCKT 1.315 19% 1.019 12% 1.423 12%

~ T

Tiền gửi dân cư 5.566 81% 7.240 88% 10.329 88%

II. Theo kỳ hạn: 1 Tiền gửi KKH 1.252 18% 978 11.8% 1.657 14% ɪ TG có KH dưới 12T 4.866 71% 6.917 83.7% 9.735 82.8% T - TG có KH từ 12T - 24 T 734 10.6 % 348 4,3% 343 3% 1 ~ TG có KH trên 24T ~29 0.4% 16 0.2% 77 0.2%

(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011,2012) Đơn vị: tỷ đông.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012.

(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011,2012)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An là tương đối cao cụ thể: năm 2010 chi nhánh huy động được 6.881 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 8.259 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 1.378 tỷ đồng, tốc độ tăng 20%; năm 2012 đạt 11.752 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là: 3.493 tỷ đồng, tốc độ tăng 42%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo &PTNT tỉnh Nghệ An giai đoạn này luôn đạt cao (trên 20%), kết quả này thể hiện nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường huy động vốn trên địa bàn tỉnh.

Sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn huy động của chi nhánh không những được thể hiện qua số lượng mà còn được thể hiện qua cơ cấu huy động vốn:

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của NHNo&PTNT Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012.

ɪ Ngoại tệ 744 7% 749 ^6% 749 7%

gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể: năm 2010 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 81%, năm 2011 là 88% và năm 2012 là 88%. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn mang lại sự ổn định cao cho chi nhánh trong quá trình sử dụng vốn, điều này còn thể hiện uy tín của ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An trên

địa bàn đối với khách hàng. Tiền gửi tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2011 tiền gửi tổ chức kinh tế giảm phản ánh sự khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2011.

Theo kỳ hạn huy động: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn

nhất: năm 2010 là 71% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 83,7%, năm 2012 là 82% điều này giúp cho chi nhánh có được nguồn vốn ổn định để phát triển cho vay ngắn hạn cũng như mở rộng cho vay trung, dài hạn (nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn). Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối thấp cụ thể: năm 2010 là 18% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 11,8%, năm 2012 là 14%; và có xu hướng giảm năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2012 điều này cũng phản ánh tình hình kinh tế khó khăn năm 2011, bởi vì hầu hết tiền gửi không kỳ hạn là từ khách hàng doanh nghiệp, năm 2011 nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năm 2012 đã có phần chuyển biến tốt hơn.

Tuy nhiên, việc duy trì cơ cấu huy động với tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao sẽ tạo ra sức ép về chi phí trả lãi tiền gửi cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của chi nhánh vào cuối năm tài chính. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải có những phương án

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 51 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w