NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng, vì vậy NHNN đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
- NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản
quy phạm pháp quy sẽ tạo nền tầng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng
phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng,
- NHNN cần nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những thông tư liên bộ, tạo điều kiện
pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng. NHNN nên tăng cường mối quan hệ với các NHTM và giữa các NHTM với nhau, thiết lập nên mối
quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng cũng như
thông tin
về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến
khích tất
cả các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng - hệ
thống cho
phép các ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động
ngân hàng
cũng như về khách hàng với tất cả các ngân hàng có tham gia nối mạng.
- NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc... để hoạt động của các
ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.
- NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
kinh doanh cho các NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức
các cuộc hội thảo, khoá học, buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản
chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của
NHNN tới
các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi
- Đưa ra một danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể, đồng thời nghiên cứu, phát triển hoặc học tập kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các sản phẩm CVTD
mới phù hợp với thị trường Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.
- Khi có các thay đổi trong quy chế chính sách về cho vay tiêu dùng cần nhanh chóng thông báo cho các chi nhánh, đặc biệt phải hướng dẫn cụ thể từng
KẾT LUẬN•
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì tín dụng là khoản mục mang lại lợi nhuận cao nhất, đây là hoạt động chủ yếu, đa dạng và cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng không chỉ quan tâm đến mở rộng tín dụng mà còn phải chú trọng đến chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Trong các loại hình tín dụng thì CVTD đã được triển khai rộng khắp và đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên, việc phát triển CVTD của các NHTM nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, thu nhập người dân ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, do đó nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế cũng gia tăng không ngừng, tạo điều kiện để phát triển cho vay tiêu dùng. Phát triển cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và là “mảnh đất màu mỡ” để các ngân hàng thương mại khai thác.
Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An nói riêng, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy việc đưa ra và thực hiện những giải pháp nhằm phát
triển hoạt động cho vay tiêu dùng là một yêu cầu cần thiết đối với các ngân hàng. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định:
Thứ nhất: Đã giúp hiểu rõ hơn, toàn diện hơn những vấn đề lý luận cơ bản về CVTD cũng như sự phát triển CVTD. Từ đó, thấy được vai trò CVTD và sự cần thiết
phải phát triển CVTD đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai: Thông qua việc nghiên cứu,phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, đã thấy được những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
Thứ ba: Từ những hạn chế, tồn tại trong phát triển CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, luận văn đã đề xuất một số giải pháp với chi nhánh nhằm khắc phục những tồn tại đó, cũng như những kiến nghị đối với NHNN, và với NHNo&PTNT Việt Nam.
Với những hiểu biết của mình, em hy vọng những giải pháp kiến nghị được nêu ra trong luận văn sẽ góp phần phát triển CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong luận văn sẽ nhận được những sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo, cũng như anh chị em đồng nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An để luận văn hoàn thiện hơn nữa, và có tính ứng dụng cao.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Hữu Thiện đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, cũng như cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em đồng nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997) , Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh.
2. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tín dụng ngân hàng , nhà xuất bản thống kê.
3. Học viện ngân hàng, Giáo trình Ngân hàng thương mại , nhà xuất bản thống kê.
4. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo hoạt động kinh doanh các
năm 2010, 2011,2012.
5. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo tín dụng tổng hợp các
năm 2010, 2011,2012.
6. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo hoạt động tín thu nhập,
chi phí các năm 2010, 2011,2012.
7. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo hoạt động tín dụng theo
thành phần kinh tế các năm 2010, 2011,2012.
8. NHNo&PTNT Việt Nam: Cẩm nang Văn hóa Agribank
9. NHN0&PTNT Việt Nam: Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày
15/06/2010 “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”.
10. NHN0&PTNT Việt Nam: Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày
22/07/2010 ‘V/v ban hành Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình,cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ”.
11. NHN0&PTNT Việt Nam: Quyết định số 2302/NHNo-TDHo ngày
18/05/2010 “V/v hướng dẫn cho vay hộ gia đình, cá nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng”.
12. NHN0&PTNT Việt Nam: Quyết định số 1634/NHNo-TD ngày 11/05/2004
“V/v hướng dẫn biện pháp cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư”.
13. NHNo&PTNT Việt Nam: Quyết định số881/QĐ-HĐTV-TDHo ngày
16/07/2010 “V/v Ban hành Quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
14. NHNo&PTNT Việt Nam: Quyết định số 955/QĐ-HĐTV-TTT ngày
06/06/2012 “Về ban hành Quy định phát hành, quản lý, sử dụng và thánh toán thẻ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
15. NHNo&PTNT Việt Nam, Sổ tay Tín dụng phát hành tháng 7 năm 2004
16. Peter S Rose (2004) , Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển Tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu