- Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh xảy ra rủi ro hệ thống do lĩnh vực kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm, chịu tác động của rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa,...
- Các Ngân hàng thương mại trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để giành giật thị phần, nhưng cũng luôn phải hợp tác lẫn nhau nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.
- Cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường có sự can thiệp gián tiếp và thường xuyên của Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, sự cạnh tranh trong hệ thống các Ngân hàng thương mại không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế.
- Sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại là loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác, chịu nhiều chi phối của các yếu tố: môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh, các
thông lệ quốc tế,.. .đặc biệt là chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện cơ sở hạ tầng, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
“Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” [13].