Tuy các công cụ phái sinh vẫn chua phát triển ở Việt Nam nhung trong những năm gần đây nhiều Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng một cách khá hiệu quả. Những công cụ phái sinh chủ yếu là: chứng khoán hóa các khoản cho vay, bán nợ, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng
108 trao đổi các khoản tín dụng rủi ro...
Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng nhằm bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Neu ngân hàng lo ngại về chất lượng tín dụng của khoản vay giá trị lớn vừa mới kí kết thì ngân hàng có thể kí hợp đồng quyền chọn tín dụng với một số tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá hoặc không thể thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng vay vốn hoàn trả nợ đúng như kế hoạch thì ngân hàng có thể không thực hiện quyền chọn và chịu mất một khoản nhỏ phí quyền chọn.
Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu
Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế khó khăn gây bất lợi cho các khoản vay. Nguyên lí là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng.
Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập
Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Bên thụ hưởng trong tổng thu nhập trả tiền dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả là người mua bảo hiểm nhận được dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro.
Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng
Người bán khoản vay đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kì theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra (người vay vỡ nợ) thì người bán bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất ấy. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào khác.
109
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cần:
- Có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng vay một cách hoàn hảo để có thể xác định chính xác khách hàng tiềm ẩn rủi ro.
- Xây dựng một phòng ban chuyên môn thực hiện giao dịch các nghiệp vụ phái sinh.
- Xây dựng quy trình giao dịch các nghiệp vụ phái sinh theo quy định của NHNN và của NHCT Việt Nam
- Có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng bạn cũng sử dụng nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa RRTD.
3.2.5. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Để thẩm định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải thu thập, thẩm định, xử lý thông tin liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,... dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ góp phần giúp việc đánh giá, thẩm định chính xác, nâng cao tốc độ xử lý và chất lượng của quyết định cho vay và đầu tư.
- Trước hết Vietinbank Thanh Hóa phải tăng cường các công cụ hiện đại hỗ trợ việc khai thác thông tin cho các phòng ban, từ đó giúp phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản lý kinh doanh ngân hàng. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
- Vietinbank Thanh Hóa cần tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý thông tin và các hệ thống IT để hỗ trợ công tác quản lý rủi ro; Hệ thống thông tin RRTD phải
110
được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác, đặc biệt là phải thường xuyên cập nhật; Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các dấu hiệu, các khoản vay có nguy cơ rủi ro, xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.
Hệ thống thông tin RRTD gồm 2 loại:
- Các thông tin mang tính vĩ mô như: các chính sách kinh tế của nhà nước, tình
hình thị trường. có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng.
- Các thông tin về khách hàng vay vốn như: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm.
- Ngân hàng cần phải đa dạng các nguồn thu thập thông tin để đảm bảo thông tin mang tính xác thực. Sau đó phải phân tích, xử lý thông tin kỹ lưỡng. Trên cơ sở đó mới ra quyết định cho vay hay từ chối.