- Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN
Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực mạo hiểm, tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, đầu tư ngoài ngành...
- Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn
trương
117
Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), tương lai (future)...
- Kiến nghị thứ ba: Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông
tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân
hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng
phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông
tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước. Trên
cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được
cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân
tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh ghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
118
+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo huớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
+ Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng, tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nuớc nhu hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.