Kiến nghị đối với Trụ sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Một phần của tài liệu 0040 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 134 - 146)

Thương Việt Nam

- Tăng cuờng mối quan hệ, hợp tác giữa các chi nhánh, các ngân hàng thông qua các hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng kiểm soát vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.

- Luôn chỉ đạo, huớng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ truơng, chính sách của Chính

phủ, NHNN trong việc hỗ trợ cho vay doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống cảnh báo sớm rủi ro.

- Hỗ trợ Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại hơn.

- Thuờng xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.

- Hoàn thiện mô hình đo luờng rủi ro tín dụng

+ Thiết lập mô hình đo lường RRTD

Thực tế việc ứng dụng mô hình đo luờng rủi ro tín dụng cho thấy rằng nếu chỉ áp dụng mô hình định tính, rủi ro tín dụng không đuợc đo luờng một cách rõ ràng,

119

không tính được ảnh hưởng của vốn và các yếu tố vĩ mô, rủi ro không được dự báo chính xác, nếu chỉ áp dụng mô hình định lượng thì trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu không dựa vào yếu tố kinh nghiệm không xác định rõ được mức độ rủi ro, do đó cần phải có sự kết hợp mô hình định tính và định lượng.

Trước mắt đối với việc đo lường rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể tiếp tục duy trì việc đánh giá rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng quy định trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thực hiện các phương pháp chấm điểm tín dụng đơn giản. Dù các phương pháp này còn đơn giản và còn nhiều hạn chế, tuy nhiên phần nào cũng giúp các nhà quản lý rủi ro có cái nhìn tổng quát ban đầu về mức rủi ro hiện tại của Ngân hàng, phù hợp với trình độ công nghệ hiện có của Vietinbank nói riêng cũng như hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung. Ngân hàng cần nghiên cứu sâu về mô hình này để có thể vận dụng linh hoạt và chủ động.

Về lâu dài, để có thể đánh giá rủi ro tín dụng, Ngân hàng cần áp dụng và cải tiến phương pháp kế toán - thống kê và ứng dụng công nghệ Ngân hàng trong chạy dữ liệu.

Theo định hướng của NHCT Việt Nam việc quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới phải tiến tới tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel II đối với phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB), trước hết là Phương pháp nội bộ cơ bản (FIRB), sau đó là Phương

pháp nội bộ nâng cao (AIRB). Theo lộ trình thì đến cuối năm 2015 Vietinbank sẽ triển khai theo Phương pháp tiêu chuẩn và đến cuối năm 2018 triển khai theo Phương

pháp nội bộ cơ bản. Để đáp ứng lộ trình/quy định/hướng dẫn của NHNN, VietinBank

thực hiện triển khai gói Dịch vụ tư vấn Quản lý tài sản có rủi ro theo Basel II - một trong những nội dung trọng tâm nhất của Hiệp ước Basel II. Một trong những điều kiện căn bản để một ngân hàng được công nhận tuân thủ Basel II theo IRB là ngân hàng phải chuẩn bị và tuân thủ các quy định hết sức khắt khe về việc xây dựng HTXHTDNB, tính toán các giá trị ước lượng rủi ro tín dụng PD, LGD, EAD dựa trên

chính thực trạng hoạt động của ngân hàng, từ đó tính toán chuẩn xác khối lượng vốn tối thiểu bù đắp rủi ro cần nắm giữ. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên (i) các số

120

liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này; đồng thời (ii) áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu nghiệp vụ). Như vậy xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ngân hàng ứng dụng kết quả các mô hình đo lường rủi ro tín dụng từ HTXHTDNB (được gọi là IRB Use Test) vào phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro, phân bổ vốn nội bộ và quản trị doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định trong quá trình đánh giá của cơ quan quản lý và giám sát để cấp chứng nhận tuân thủ phương pháp tiếp cận IRB cho một ngân hàng (Hiệp ước Basel II, Đoạn 444).

Mặc dù thực hành ứng dụng kết quả các mô hình đo lường rủi ro tín dụng cho mục đích quản trị nội bộ có thể khác nhau giữa các ngân hàng tùy theo mức độ hiệu lực của mô hình, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh và rủi ro tiềm ẩn, trình độ quản lý điều hành, nhìn chung IRB Use Test thường quan sát được ở 03 lĩnh vực chính: xây dựng chiến lược và lập kế hoạch, đo lường và quản lý các trạng thái rủi ro tín dụng, báo cáo và giám sát.

+ Hoàn thiện điều kiện để vận hành mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Để hoàn thiện các điều kiện vận hành mô hình đo lường rủi ro tín dụng, Vietinbank cần đầu tư một nguồn lực không nhỏ cho các công việc sau:

• Hoàn thiện cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu đầy đủ, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là thách thức lớn nhất và rõ ràng nhất đối với Ngân hàng, tiêu tốn nhiều nguồn lực và thời gian nhất do các ngân hàng phải mất ít nhất 5-7 năm dữ liệu để đảm bảo cho việc phân tích, xây dựng và kiểm định các mô hình qua một chu kỳ kinh tế. Do đó, Vietinbank cần phải chú trọng hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngay từ ngày hôm nay, thậm chí phục dựng lại dữ liệu quá khứ để đẩy nhanh tiến trình.

• Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ

121

thống hạ tầng công nghệ đồng bộ từ hệ thống ghi nhận thông tin khách hàng, khởi tạo,

phê duyệt khoản vay, hệ thống ngân hàng lõi quản lý giao dịch, hệ thống quản lý hạn mức, quản lý tài sản bảo đảm cho đến hệ thống quản lý rủi ro, cảnh báo sớm, quản lý thu hồi và xử lý nợ, kho dữ liệu doanh nghiệp... Đây là một sự đầu tu lớn đòi hỏi các ngân hàng phải chuẩn bị tiềm lực tài chính cũng nhu nhân sự để triển khai.

• Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng và hệ thống cho điểm tín dụng tại Ngân hàng. Vận dụng các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng 1 cách linh hoạt, nâng cao khả năng dự báo rủi ro của HTXHTDNB

• Nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm tra và giám sát hoạt động của HTXHTDNB Cơ chế kiểm tra và giám sát hoạt động của HTXHTDNB các NHTM VN cần đáp ứng các tiêu chí: (i) độc lập; (ii) minh bạch; (iii) liên tục; (iv) phân định rõ ràng trách nhiệm và (v) có sự kiểm tra, giám sát của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng nhu của Hội đồng quản trị và Ban quản lý cấp cao Ngân hàng.

• Đào tạo, nâng cao trình độ nhân sự phát triển mô hình IRB

Phát triển HTXHTDNB theo mô hình thống kê đòi hỏi ngân hàng phải có các chuyên viên đuợc đào tạo nền tảng thống kê bài bản, có khả năng lập trình, xây dựng mô hình thống nhất, phù hợp với đặc điểm cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Truớc mắt, đây có thể là yêu cầu khá khó khăn đối với ngành ngân hàng vì lực luợng nhân sự đuợc đào tạo chuyên sâu về mảng này chua thực sự phổ biến tại Việt Nam, hoặc nếu có, thì chua có đủ kinh nghiệm để triển khai các mô hình. Tuy nhiên, các ngân hàng cần hết sức quan tâm chú trọng phát triển bởi đây là yếu tố căn bản để đảm bảo việc triển khai thành công cũng nhu duy trì HTXHTDNB.

122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đã phân tích trong chương 2, luận văn đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa. Một số giải pháp thực hiện nội tại trong ngân hàng như hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục tín dụng... nhưng một số giải pháp liên quan đến các cơ quan hữu quan như hoàn thiện hệ thống thông tin minh bạch kịp thời đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của ngân hàng, sử dụng các công cụ phái sinh... Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề đạt một số kiến nghị đến Chính phủ, đến Ngân hàng Nhà Nước và đến Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp trên một cách hiệu quả nhất góp phần tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian tới.

123

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thuơng mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, từ đó tình hình kinh tế Việt Nam ngày một khó khăn, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi đuợc nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.

Trên cơ sở vận dụng các phuơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, khái quát đuợc các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thuơng mại, tìm hiểu các mô hình, các công cụ mà Ngân hàng Thuơng mại áp dụng để quản trị rủi ro tín dụng cũng nhu các nhân tố ảnh huởng đến quản trị rủi ro tín dụng.

- Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa, qua đó đánh giá đuợc những kết quả đạt đuợc và những hạn chế còn tồn tại. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam- Chi nhánh Thanh Hóa.

- Thứ ba, trên cơ sở phân tích nguyên nhân, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP công thuơng Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa. Việc làm thế nào để thực hiện các giải pháp này một cách hiệu quả nhất không chỉ lệ thuộc nội tại vào chính bản thân Ngân hàng TMCP công thuơng Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa, mà lệ thuộc vào việc thực thi những giải pháp hỗ trợ của các cơ quan hữu quan. Chính vì vậy, luận văn đã đua ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nuớc nhằm góp phần không

chỉ tăng cuờng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP công thuơng Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa nói riêng, Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam nói chung mà cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa quản lý rủi ro tín

Chỉ tiêu

Khách hàng thông thường Khách hàng mới

DNN N DN có VĐT nước ngoài DN khác NDNN DN có VĐT nước ngoài DN khác I. Đánh giá khả năng trả nợ của KH 6% 7% 5% 9% 10% 7% II. Trình độ quản lý

và môi trường nội bộ 15% 10% 15% 22% 20% 26%

III. Quan hệ với NH 50% 50% 50% 20% 20% 20%

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 15% 15% 15% V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN 21% 25% 22% 34% 35% 32% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100 % 124

dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, hoàn thành đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa" và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô phản biện để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Phụ lục 1: Tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp

Điểm (Từ

đến dưới) Loại Đặc điểm

90 100

AAA: Loại tối ưu

Khả năng hoàn trả nợ vay của KH được xếp hạng này là đặc

biệt tốt.

Điểm TD tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng TD tốt nhất.

80 90 AA: Loại

ưu

KH có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của KH được xếp hạng này

là rất tốt

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

73 80 A:tốt Loại

KH có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố

bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá

là tốt

70 73 BBB:

Loại khá

KH hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các

yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy

giảm khả năng trả nợ của KH

65 70

BB: Loại trung bình khá

KH ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B

đến D. Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt với nhiều

rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện KD, tài

chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy

60 65 B:Loạitrung bình

KH có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các KH hạng

BB. Các điều kiện KD, tài chính và kinh tế nhiều khả năng

ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH

56 60 CCC:Loạ i dưới trung bình

KH hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả

nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện KD, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy

Điểm (Từ

đến dưới) Loại Đặc điểm

ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ 53

56

CC:Loại

yếu KH đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ

45 53 C:Loạikém

KH xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ

của KH vẫn đang được duy trì

20 45 D:Loại rất kém KH đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra.

Không xếp hạng D cho các KH mà việc mất khả năng trả nợ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

3. TS. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê. 4. Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng..

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

6. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Một phần của tài liệu 0040 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 134 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w