Như đã phân tích tại phần 4.2.1, trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ NT-proBNP không thay đổi nhiều theo giới cũng như theo nhóm tuổi, nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều bởi MLCT. Vì thế chúng tôi đã tiến hành vẽ đường cong ROC tìm điểm cắt tối ưu để chẩn đoán STC theo hai nhúm, nhúm cú MLCT <60ml/ph và nhúm cú MLCT ≥60ml/ph. Sau đó kết hợp cả hai nhóm để so sánh và tìm điểm cắt phù hợp giúp loại trừ chẩn đoán STC.
Tiêu chí để lựa chọn điểm cắt tối ưu cho chẩn đoán STC là đạt được ĐĐH, GTTĐ (+) và độ chính xác càng cao càng tốt mà vẫn giữ giá trị độ nhạy trong một giới hạn có ý nghĩa chấp nhận được. Và tiêu chí để lựa chọn điểm cắt tối ưu giúp loại trừ chẩn đoán STC là đạt được GTTĐ (-) và độ nhạy ở mức tối ưu trong mức giới hạn cho phép của ĐĐH.
Đường cong ROC của nhúm có MLCT ≥60ml/ph: kết quả của chúng tôi cho thấy khả năng chẩn đoán khó thở do STC của XN NT-proBNP có độ
chính xác khá cao (với AUC = 0,917). Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với kết quả của nghiên cứu PRIDE[18].
Trên đường cong ROC chúng tôi xác định tại điểm cắt 1600pg/ml ĐĐH và GTTĐ (+) là 84% và 70%, tuy không cao lắm nhưng vẫn đảm bảo được độ nhạy rất cao (100%). Ở điểm cắt 2600pg/ml tuy ĐĐH có được nâng cao hơn (85%) nhưng độ nhạy trong trường hợp này lại giảm đi khá nhiều (71%) và đồng thởi làm giảm độ chính xác của chẩn đoán. Vì thế chúng tôi đề nghị điểm cắt tối ưu cho nhóm BN này là 1600pg/ml (bảng 4.3).
Đường cong ROC của nhúm có MLCT <60ml/ph: cho thấy khả năng chẩn đoán khó thở do STC của XN NT-proBNP có độ chính xác rất cao (AUC = 0,966) và cao hơn nhiều so với nhúm cú MLCT ≥60ml/ph. Kết quả này khá khác biệt so với nghiên cứu PRIDE. Như đã từng phân tích ở các phần trên, chỳng tôi cho rằng các BN ở Việt Nam có thể có một số đặc điểm riêng, cho nên vấn đề này cần xem xét ở một nghiên cứu khỏc cú cựng điều kiện chọn mẫu như nghiên cứu của chúng tôi nhưng với số lượng lớn hơn.
Qua phân tích đường cong ROC, chúng tôi nhận thấy tại điểm cắt 1900pg/ml, khả năng chẩn đoán STC có ĐĐH cao (90%) với độ nhạy và độ chính xác cũng rất cao (bảng 4.3).
Bảng 4.2: So sánh giá trị chẩn đoán STC của XN NT-proBNP khi được điều chỉnh theo MLCT giữa các nghiên cứu.
MLCT (ml/ph) AUC Điểm cắt (pg/ml)
Chúng tôi ≥60 0,917 1600
<60 0,966 1900
<60 0,880 120
Phân tích đường cong ROC chung: tương tự như nghiên cứu PRIDE[28], kết quả của chúng tôi cũng cho thấy NT-proBNP có khả năng chẩn đoán STC ở các BN khó thở với độ chính xác cao (AUC=0,945). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Gruson D.[25] (AUC=0,91), nhưng lại thấp hơn so với kết quả củaBayộs-Genớs[11] (AUC=0,957).
Từ kết quả phân tích chung, chúng tôi tìm thấy tại điểm cắt 800pg/ml, XN NT-proBNP có GTTĐ (-) là 100%, với độ chính xác khá cao (83%). Cho nên chúng tôi chọn đây là điểm cắt giúp loại trừ chẩn đoán STC.