Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ đạo do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy, xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng. Thông thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau:
• Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm.. .từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Sự lựa chọn phương án đầu tư
Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
• Xác định nhu cầu vốn và cơ cấu vốn hợp lý
Việc xác định nhu cầu vốn không chính xác, sử dụng cơ cấu vốn không hợp lý sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm ứ đọng vốn hoặc gián đoạn kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.
• Việc tính và trích khấu hao
Việc tính và trích khấu hao không sát thực với tình hình hao mòn của tài sản dẫn đến tài sản hu hỏng trước khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN.
• Chu kỳ SXKD
Nếu chu kỳ SXKD mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì DN sẽ nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu VKD tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm.
• Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
• Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD
Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BỈM SƠN