b) Nguyên nhân
3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Vốn hàng tồn kho dự trữ của công ty tồn tại dưới dạng: nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Chiếm tỉ trọng chủ yếu trong hàng tồn kho là nguyên vật liệu dự trữ. Qua các năm 2012, 2013, 2014 tỉ trọng nguyên vật liệu đều chiếm hơn 70% so với tổng giá trị hàng tồn kho. Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho Công ty cần cố gắng dự trữ nguyên vật liệu với khối lượng, giá trị, thời gian hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh daonh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn và có thể tiết kiệm được một khoản chi phí, đặc biệt là khi giá nguyên vật liệu tăng nhanh. Tuy nhiên nếu công ty dự trữ một lượng quá lớn sẽ gây tốn kém, lãng phí, ứ đọng vốn nhưng nếu dự trữ quá ít sẽ gây ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu phục vụ thi công, chậm tiến độ của công trình ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của Công ty. Do vậy, Công ty định kỳ phải
kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có huớng điều chỉnh hợp lý.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỉ trọng nhỏ hơn, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho Công ty cũng cần cố gắng hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành và bàn giao công trình, đảm bảo nâng cao chất luợng công trình. Đồng thời Công ty chủ động sớm hoàn tất hồ sơ quyết toán, thanh toán công trình bởi vì công tác thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công, bàn giao công trình.
Nhằm tăng cuờng hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, Công ty cần phối hợp nhiều giải pháp sau:
- Xác định đúng đắn luợng nguyên vật liệu cần thiết để giảm mức dự trữ các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế ở mức độ hợp lý từ đó giảm vốn
trong khâu dự trữ. Tránh tình trạng dự trữ quá lớn luợng nguyên vật liệu chua
cần thiết, làm giảm tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, gia tăng chi phí,
giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù trong thời gian qua công ty đã có những
biện pháp tích cực để giảm mức dự trữ vật tu, nhung cần phối hợp các phòng
ban chức năng để rà soát tính toán lại mức dự trữ hợp lý hơn. Tuy nhiên để
đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định và liên tục thì không thể không dự trữ
nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tăng cuờng kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với từng bộ phận sử dụng nguyên vật liệu. Đồng
chất, xử lý kịp thời lượng nguyên vật liệu dự trữ quá mức, không phù hợp với yêu cầu sản xuất.
- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty và thị trường hiện nay
yêu cầu về vốn lưu động đối với từng bộ phận sản xuất mà đề ra định
mức cho
từn khâu trên cơ sở tiết kiệm được vốn lưu động. Cụ thể là trong việc bố
trí các
khoản nguyên vật liệu sao cho hợp lý, tránh tình trạng nguyên vật liệu
loại thì bị
dư thừa, loại khác lại bị thiếu hụt. Do đó, Công ty cần chủ động tìm những
nguồn cung ứng nguyên vật liệu vói giá cả và chất lượng hợp lý.
- Quản lý tốt khoản mục “hàng mua đang đi đường”, lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển,
xếp dỡ
rút ngắn thời gian vận chuyển.
Công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất.