2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Bảng 2.3. Quy mô huy động vốn của Chi nhánh Tuyên Quang
49
Nguồn vốn huy động của chi nhánh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn huy động từ nền kinh tế (các tổ chức kinh tế và dân cư) Tỷ trọng vốn huy động từ nền kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động là rất cao (trên 82%), nhất là trong những năm gần đây chiếm đến 88-89% vốn huy động. Bên cạnh đó nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng phụ thuộc chính vào vốn huy động, luôn chiếm tỷ lệ trên 90% cho thấy quy mô nguồn vốn huy động là chủ yếu. Thêm vào đó, lượng vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm, tỷ trọng vốn huy động tăng mạnh từ tiền gửi tiết kiệm và GTCG chứng tỏ được uy tín và hình ảnh của Vietinbank trên địa bàn tỉnh, lượng huy động trong dân cư ngày càng tăng do tình hình kinh tế dần ổn định và Chi nhánh đã tạo được niềm tin của khách hàng khi đem tiền đến gửi tại chi nhánh.
Biểu đồ 2.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 2010- 2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá tốt trong thời gian vừa qua. Số liệu biểu đồ 2.3 cho thấy quy mô vốn huy động của Vietinbank Tuyên Quang tăng từ 1.116 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên 2.206 tỷ đồng vào năm 2016
Chỉ tiêu Năm
2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Tổng vốn huy động_____ 1.11 1.23 1.494 1.805 2.20 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 17 27 27 36 48 Kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng___________ 79 5 4 87 7 109 1 123 6 135 Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên____________________ 14 2 7 8 7 12 6 20 9 36 50
(tương đương tăng khoảng 1,98 lần). Riêng năm 2013 do ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng năm 2012 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 10,84% so với năm 2012, địa bàn tỉnh nhà cũng đã gặp phải những khó khăn không nhỏ, kinh tế càng chậm phát triển và gặp nhiều khó khăn hơn, các công trình bị ngưng trễ do thiếu vốn. Thời điểm này rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ năm 2012 đã trở nên thua lỗ và phá sản như: Hợp tác xã Bình Gia, Công ty Tân Phú,... Chính điều này đã dẫn đến tình hình tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng kém và nợ xấu cao vọt hơn so với các giai đoạn trước và sau đó.
Từ năm 2014 trở đi tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 20%, cao nhất là năm 2016 vừa qua tốc độ tăng trưởng đã đạt tới 22,22% so với kỳ trước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn vốn dân cư phần nào phản ánh sự biến động tích cực của nền kinh tế - tài chính của thị trường nói chung, đầu tư của người dân vào các thị trường khác ít đi, đồng thời họ đã có thu nhập tốt hơn, lượng tiền nhàn rỗi đã đem đến gửi tại NHTM thay vì đầu tư cho bất động sản, chứng khoán hay vàng như trước đây. Từ năm 2013 trở lại đây, lãi suất ngân hàng luôn được duy trì ổn định và chặt chẽ, tuy nhiên lạm phát thấp nên việc gửi tiền và hưởng lãi suất huy động chỉ 5-8%/năm (chỉ bằng 50% thời kỳ trước đấy, khoảng 12-14%/năm) vẫn được người dân hưởng ứng, một phần cũng là do niềm tin vào thị trường ngân hàng nước nhà. Với mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng an toàn, bền vững, trong năm 2017, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang sẽ phải tiếp tục triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao huy động vốn theo hướng tăng tỷ trọng từ dân cư và cả tổ chức kinh tế.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang tăng trưởng ổn định qua các năm 2012 đến 31/12/2016. Xét đến cơ cấu nguồn vốn:
51
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các tiêu chí giai đoạn 2012-2016
Theo tiền tệ
VNĐ__________________ 108
1 1214 9 144 6 173 5 212
Ngoại tệ quy đổi VNĐ _____ 35 ______ 23 _______ 45 _______ 69 8 1 Theo khách hàng KH tổ chức 38 6 5 27 78 2 7 40 6 59 Trong đó: KBNN và BHXH _____________ 1 6 3 7 75 9 14 1 20 KH cá nhân 73 0 96 2 121 6 1398 152 9
Trong đó: Tiền gửi ATM _____
27 ______34 _______47 _______93 2 15 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng vốn huy động 1.11 1.23 1.494 1.80 2.20 Không kỳ hạn ...179. ...276. ...270 ...368 ...481. Tỷ trọng ...16%. ...223% ...1871%^ ..."267 ...2178%. Kỳ hạn từ 1 tháng đến . dưới 12 tháng... 79 5 4 87 7 109 1 123 6 135 Tỷ trọng . . .7172%. ... ...7271%' ...6872% ...6175%. Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên... 14 2 7 8 7 12 6 20 9 36 Tỷ trọng . . . 1277% . ... 7% ... 875% ... 1171%^ ... 1677% .
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)
Theo kỳ hạn
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2012-2016
Chỉ tiêu Năm
2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Tổng vốn huy động 1.116 1.237 1.49
4 5 1.80 6 2.20
52
Từ bảng tổng hợp trên ta có thể nhận thấy, theo kỳ hạn nguồn vốn huy động phần lớn tập trung vào kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng và tăng trưởng ổn định. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì đây là kỳ hạn có lãi suất cũng như thời hạn hấp dẫn linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc chênh lệch cơ cấu kỳ hạn, nếu không được tính toán và đánh giá kịp thời và phù hợp sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng.
Về tổng thể, chi nhánh đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động. Sự chênh lệch cơ cấu nguồn vốn thể hiện rõ rệt: nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cao nhất là năm 2014 vốn huy động ngắn hạn đạt 1.097 tỷ đồng chiếm 73,4% trong tổng vốn huy động. Sự chênh lệch về cơ cấu đã gây ra khó khăn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên sự chênh lệch này đã giảm dần, năm 2016 tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn đạt 61,5%, đồng thời tăng mạnh nguồn vốn có kỳ hạn dài hơn không kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 16,04% năm 2012 lên 21,8% năm 2016, tăng số tuyệt đối từ 179 tỷ đồng lên 481 tỷ đồng. Điều này giúp ngân hàng có được nguồn vốn giá rẻ hơn.
Năm 2014 nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, lãi suất huy động được NHNN điều chỉnh giảm liên tục, do có sự thay đổi trong chính sách điều hành lãi suất, đưa thị trường huy động trở về bình ổn, lúc này các NHTM có cùng mức lãi suất huy động như nhau thì NHTM Nhà nước là một trong những sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng, tổng nguồn vốn tăng lên 257 tỷ đồng so với năm 2013.
Năm 2015 và 2016 cho thấy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ nguồn tiền gửi có kỳ hạn so với những năm trước, từ 79,6% lên 82,5% tăng trưởng số tuyệt đối 384 tỷ đồng đạt 2.206 tỷ đồng năm 2016, nguồn vốn không kỳ hạn tăng trưởng tốt chiếm trên 20% trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn giá rẻ, tuy nhiên tính ổn định không cao.
Theo tiền tệ
Vốn ngoại tệ của Chi nhánh được huy động thông qua các hình thức thu hút tiền gửi USD, EUR,...và thông qua các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối kinh
53
doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế để tăng nguồn tiền gửi vốn ngoại tệ,.... Qua bảng số liệu cho thấy mức độ tăng trưởng thấp, năm 2012 vốn ngoại tệ đạt 35 tỷ đồng, chiếm 3,1% trên tổng nguồn vốn. Năm 2013 giảm còn 23 tỷ đồng, chiếm 1,85% trên tổng nguồn vốn. Từ năm 2014 nguồn vốn huy động từ ngoại tệ bắt đầu có dấu hiệu tăng, từ 45 tỷ đồng, chiếm 3,01% đến năm 2016 tăng lên 81 tỷ đồng, chiếm gần 3,7% trên tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2012-2016
VNĐ 1.081 1.214 1.44
9 6 1.73 5 2.12
Tỷ trọng 96,9
% % 98,1 % 97,0 % 96,2 % 96,3
Ngoại tệ quy đổi VNĐ.... 3 5 2 3 45 69 81 Tỷ trọng 3,1% 1,85 % 3,01 % 3,8 % 3,7 %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)
Tỷ trọng vốn ngoại tệ của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp, dưới 4% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy, Chi nhánh cần có những giáp pháp tăng cường huy động loại vốn này hiệu quả hơn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại quốc tế cũng là để đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu trên địa bàn được thuận lợi hơn.
Nguồn vốn huy động VND tương đối ổn định và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, chiếm trên 96% qua các năm. Nguồn huy động bằng ngoại tệ đang tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn còn rất nhỏ. Một phần cũng là do nhu cầu sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong tỉnh, Vietinbank Tuyên Quang cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn: Công ty TNHH một thành viên chế biến lâm sản và thương mại Thanh Giang, Nhà máy giấy An Hòa,...Đây thực sự là thị trường tiềm năng trong tương lai khi mà các kế hoạch của tỉnh và thành phố Tuyên Quang đang xúc tiến đẩy mạnh
54
thương mại và đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm cũng như thực hiện các công trình đầu tư xây dựng giao thông...
Theo khách hàng
Tiền gửi từ dân cư
Trong tổng thể nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn vốn huy động từ dân cư gồm tiền gửi trên tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, đầu tư giấy tờ có giá. Tuy các khoản tiền gửi từ dân cư có thể là nhỏ lẻ nhưng nếu Ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng đông đảo thì tổng vốn huy động từ dân cư sẽ trở nên lớn đáng kể. Tại Chi nhánh Tuyên Quang nguồn vốn này đóng góp vai trò quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng mạnh mẽ, khẳng định nguồn vốn mang tính ổn định cao, từ 730 tỷ chiếm tỷ trọng 65,4% trên tổng nguồn vốn huy động năm 2012 tăng lên 1.529 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72% tổng nguồn vốn huy động đến năm 2016, tăng trưởng số tuyệt đối là 799 tỷ đồng. Số liệu trên cho thấy cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại Tuyên Quang trong việc tiếp cận các đơn vị cá nhân trên địa bàn tỉnh huy động vốn, nâng cao uy tín thương hiệu của Vietinbank trên địa bàn tỉnh sau rất ngắn thời gian thành lập chi nhánh. Nhờ việc đã áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, tích cực và tìm mọi cách hướng tới thị trường tiềm năng này, thực hiện triển khai áp dụng các sản phẩm huy động vốn mới có tiện ích ngày càng cao đối với khách hàng gửi tiền thông qua các chương trình khuyến mãi khuyến khích người gửi tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với nhiều hình thức trả lãi, rút gốc linh hoạt phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư.
Tiền gửi từ doanh nghiệp và các Tổ chức Kinh tế
Các doanh nghiệp gửi khoản tiền này vào Ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là thanh toán và sinh lời khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có đặc điểm là chi phí thấp và số lượng rất lớn tuy nhiên tính ổn định không cao. Do đó, cũng tiết kiệm đáng kể chi phí cho Ngân hàng và đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư.
55
Qua bảng trên cho thấy nguồn tiền gửi từ doanh nghiệp và các Tổ chức kinh tế có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 386 tỷ chiếm 34,6% trên tổng nguồn, năm 2013 là 275 tỷ chiếm 22,23% so với tổng nguồn và năm 2014 cũng chỉ đạt 278 tỷ chỉ còn chiếm 18,6% . Là do giai đoạn này các doanh nghiệp và Tổ chức kinh tế trên khắp cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn phát triển kinh tế do bị chính sách tài khóa thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát theo mục tiêu chung. Tuy nhiên đến năm 2015 và 2016, huy động từ nguồn vốn này tăng lên đáng kể, biểu hiện thực tế khả quan cho sản xuất kinh doanh những năm gần đây. Năm 2015 đạt 407 tỷ đồng chiếm 22,54% và 2016 đạt 596 tỷ đồng, chiếm lên tới 28% tổng nguồn vốn huy động. Có được điều này là nhờ những nỗ lực rất lớn của cán bộ chi nhánh với việc thu hút doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tiền gửi ATM cũng tăng trưởng đều và ổn định qua các năm từ 27 tỷ chiếm 2,41% trong tổng nguồn vốn năm 2012 lên 152 tỷ đồng năm 2016 chiếm tỷ trọng 6,9% trên tổng nguồn vốn, qua đây cho thấy chi nhánh đã chú trọng đầu tư và phục vụ tốt khách hàng dùng thẻ ATM, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng và cũng là thành công của mảng dịch vụ thanh toán.
2.2.2.3. Thị phần huy động vốn trong địa bàn
Biểu đồ 2.4: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2016
56
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NH của NHNN tỉnh Tuyên Quang các năm)
Đối với một ngân hàng mới thành lập dưới 10 năm trên một địa bàn miền núi khó khăn như Tuyên Quang, để đạt được những thành tựu như trên là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên có thể thấy, thị phần vốn huy động của Vietinbank Tuyên Quang những năm gần đây có dấu hiệu chững lại. Xét về con số tương đối là vậy, nhưng có thể thấy việc giữ ổn định thị phần trong tình hình hoạt động khó khăn như hiện nay đã là thành công lớn đối với chi nhánh.
Nhìn biểu đồ số liệu cho thấy, thị phần huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang trên địa bàn đứng thứ 3, nguồn vốn của Agribank chiếm thị phần lớn nhất tổng nguồn vốn huy động đến năm 2016, do có mạng lưới giao dịch rộng khắp các huyện, xã và có thời gian hoạt động trên địa bàn tỉnh lâu nhất. Tuy nhiên những năm gần đây thị phần của Agribank đã sụt giảm đáng kể, năm 2016 giảm 7% so với năm 2012 một phần do chất lượng dịch vụ không tốt và có nhiều ngân hàng mới thành lập trên địa bàn. Sau đó là Ngân hàng BIDV chiếm thị phần 25%-26% trong tổng nguồn vốn và cũng là ngân hàng thương mại thứ 2 thành lập tại địa bàn tỉnh, sau ngân hàng Agribank. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang thành lập được 8 năm từ 8/2009 nhưng đến nay đã có thị
57
phần tương đối đứng thứ 3 và tỷ trọng nguồn vốn huy động ổn định, tăng trưởng đều qua các năm. Điều này có được là do những giải pháp chiến lược kịp thời về mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo hơn.
Nhìn chung công tác huy động nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn và đi đúng hướng kế hoạch 5 năm lần 1 của chi nhánh đề ra với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các khách hàng cá nhân nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững. Nguồn vốn VND của chi nhánh trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn, tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn còn tương đối chậm và cơ cấu vốn chênh lệch khá lớn đã dần bộc lộ những khó khăn trong việc cân đối sử dụng vốn.