2. Các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả th
2.6.2.2 Hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng chưa cao
Hiện nay, kết quả của hệ thống chấm điểm XHTD doanh nghiệp đã được Vietcombank sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống chấm điểm đem lại là chưa cao. Điều này thể hệ qua một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kết quả xếp hạng chưa phản ánh thật chính xác chất lượng khách hàng. Điều này là do chất lượng thông tin khách hàng cung cấp thiếu chính xác, không đầy đủ và trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ còn hạn chế.
Thứ hai, công tác chấm điểm khách hàng mất khá nhiều thời gian. Với số lượng khách hàng ngày càng lớn, hàng quý phải tiến hành chấm điểm đối với tất cả doanh nghiệp đang còn dư nợ tại Vietcombank thì khối lượng công việc cần làm là rất lớn, đòi hỏi khá nhiều thời gian và nhân lực đi kèm.
2.6.2.3 Hệ thống xếp hạng khách hàng hiện hành thiếu hẳn các chỉ tiêu
đánh
giá năng lực cạnh tranh và quản trị điều hành
Các chỉ tiêu đánh giá về vị trí của doanh nghiệp trong ngành rất cần thiết để đánh giá XHTD vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải có được vị thế nhất định trong ngành mình hoạt động thì mới có thể tồn tại được. Vị thế của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện tốt để chi phối thị trường của ngành đó. Ngược lại, doanh nghiệp có vị thế yếu phải chịu sự chi phối của các doanh nghiệp mạnh, khó có thể trụ vững trên thị trường khi ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động lâm vào khủng hoảng.
Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị điều hành rất quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng. Vì suy cho cùng mọi rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp chủ yếu là do năng lực quản lý điều hành yếu kém.
2.6.3 Nguyên nhân tồn tại của Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
2.6.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, thông tin phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng không đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác
> Nguồn thông tin để đánh giá xếp hạng còn thiếu
Để có thể biết rõ tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, có thể thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ để phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại Vietcombank chủ yếu chỉ dựa vào nguồn thông tin từ doanh nghiệp báo cáo hoặc qua hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng. Bên cạnh đó, thông tin từ các nguồn khác mặc dù cũng rất quan trọng để đánh giá đầy đủ và đúng mức doanh nghiệp lại chưa được lưu tâm đúng mức, như: các nguồn từ các cơ quan quản lý Nhà nước (thống kê, tài chính, thuế,...) hoặc từ các tổ chức lưu trữ và cung cấp thông tin chuyên nghiệp, cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng khác. Các cơ quan như thuế, hải quan và nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, các sở, ban ngành luôn có sẵn những thông tin có giá trị đối với việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, nhưng thực tế những nguồn thông tin này chưa được khai thác hiệu quả do chưa thiết lập được quan hệ cung cấp thông tin lẫn nhau. Mặt khác, cơ sở pháp lý cho việc cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nói trên chưa được quy định rõ. Vì vậy, các cơ quan này thường từ chối cung cấp thông tin cho ngân hàng vì lý do sợ lộ bí mật thông tin.
> Nội dung thông tin còn thiếu tính toàn diện
Hệ thống đánh giá hiện nay bị giới hạn ở một số chỉ tiêu. Hiện nay, các chỉ tiêu chủ yếu là về tình hình tài chính của doanh nghiệp và mối quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với Vietcombank. Còn rất nhiều thông tin khác phục vụ cho việc đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện hơn lại không được nhắc đến như thông tin đánh giá về rủi ro ngành: đặc điểm của ngành, khuynh hướng phát triển của ngành; đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành như: thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các yếu tố đầu vào, khả năng cạnh tranh, uy tín thương hiệu trên thị trường.
> Thông tin không được thu thập, cập nhật và lưu trữ thường xuyên, liên tục và có hệ thống
Việc phân tích xếp loại khách hàng chỉ được Vietcombank tiến hành khi doanh nghiệp đang có nhu cầu tín dụng tại ngân hàng. Các doanh nghiệp chưa quan
hệ tín dụng hoặc trong thời gian không có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì không thuộc đối tượng quan tâm để xếp hạng. Do vậy, các thông tin về doanh nghiệp vừa thiếu, lại không liên tục và khó có thể lưu trữ một cách có hệ thống. Hạn chế này làm mất nhiều thời gian, chi phí và gây khó khăn không ít cho Vietcombank trong việc đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
> Độ tin cậy và tính chính xác của các thông tin từ nguồn báo cáo tài chính
của doanh nghiệp chưa cao
Thực tế, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thiếu độ tin cậy, doanh nghiệp không tuân thủ quy định về kế toán thống kê. Nhiều doanh nghiệp lập báo cáo tài chính không trung thực, cố tình che giấu những điểm yếu của doanh nghiệp, sử dụng nhiều thủ thuật để làm đẹp số liệu trước khi cung cấp cho ngân hàng. Điều này khiến cho ngân hàng rất khó đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả xếp hạng không chính xác.
Thứ hai, chưa xây dựng được hệ thống thông tin về rủi ro tín dụng một cách khoa học để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
Không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho việc XHTD. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà ngân hàng sử dụng, tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin này hết sức đơn điệu, thiếu cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của ngân hàng. Thị trường chứng khoán chưa phát triển ổn định, giá chứng khoán không phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy ngân hàng chưa thể sử dụng những thông tin từ thị trường chứng khoán để phục vụ cho việc xếp hạng doanh nghiệp.
Để xây dựng mô hình XHTD nội bộ hiệu quả thì điều trước tiên là phải có đầy đủ dữ liệu về doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, dữ liệu về các doanh nghiệp chưa được các ngân hàng thu thập và lưu trữ có hệ thống. Đặc biệt là thông tin về các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng chưa được thống kê, phân tích và lưu trữ khoa học để phục vụ cho việc xây dựng và kiểm định mô hình XHTD.
Mặt khác, hiện nay Vietcombank chưa có bộ phận chuyên thu thập thông tin phục vụ cho công tác tín dụng nên cán bộ khách hàng phải tiến hàng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Chất lượng thông tin thu thập được phụ thuộc vào kinh nghiệm và mối quan hệ xã hội của cán bộ khách hàng. Đối với những cán bộ khách hàng mới thì việc thu thập thông tin tín dụng có chất lượng là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, để việc thu thập thông tin có chất lượng để xếp hạng khách hàng đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, khi chưa xây dựng hệ thống thông tin tín dụng khoa học, có thể truy cập dễ dàng, nhanh chóng thì cán bộ khách hàng khó có được nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp.
Thứ ba, trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người đánh giá xếp hạng tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu
Hiện nay, việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp do cán bộ khách hàng và cán bộ quản lý nợ thực hiện, có qua cấp kiểm soát. Trong quá trình nhập liệu, thông tin phi tài chính được cán bộ khách hàng khai báo có phần mang tính chất cảm tính. Do đó, kết quả xếp hạng doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người đánh giá. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ khách hàng chưa được trang bị kiến thức về đánh giá XHTD. Mặc dù phần lớn cán bộ khách hàng đã được đào tạo và đã có kinh nghiệm về phân tích tín dụng theo phương pháp truyền thống nhưng kinh nghiệm về đánh giá XHTD của cán bộ khách hàng hoàn toàn chưa có. Cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro của mỗi cán bộ khách hàng rất khác nhau do chưa hình thành được văn hóa ứng xử với rủi ro trong ngân hàng. Kết quả xếp hạng vì vậy sẽ thiếu độ chính xác do ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá.
Thực tế tại các NHTM Nhà nước cũng như tại Vietcombank, trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng không đồng đều. Các bộ phận tín dụng thường xuyên có sự biến động nhân sự, số cán bộ tín dụng hiện đang làm việc hầu hết là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nhưng thiếu kinh nghiệm nên kỹ năng phân tích, đánh giá xếp hạng khách hàng còn rất hạn chế.