CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng
được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.
Hoàn thiện hệ thống XHTD cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời điều kiện kinh doanh riêng biệt của Vietcombank, vừa phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, các chỉ tiêu chấm điểm XHTD trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để cán bộ nghiệp vụ tin tưởng sử dụng.
Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống XHTD sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Rất khó có để có thể xác lập một chuẩn XHTD cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải tự xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm xếp hạng tíndụng dụng
doanh nghiệp của Vietcombank
Từ kết quả nghiên cứu các mô hình xếp hạng tín nhiệm hiện đại trên thế giới và trong nước đã được trình bày chi tiết tại Chương 1, cùng với việc đánh giá thực trạng về những thành quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục của hệ thống XHTD doanh nghiệp đang áp dụng tại Vietcombank như đã trình bày ở Chương 2, đề tài nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD này.
3.2.1 Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin
kịp thời về
các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín
dụng hợp lý và
sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định cấp tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một ngân hàng, ta có thể biết được chính sách tín dụng của ngân hàng này là như thế nào. Nếu một chính sách hoạt động không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng.
Những nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm:
- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng, bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, những kỳ hạn tín
dụng, chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng mục tiêu...
- Phân cấp thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép và
chữ ký
của người có trách nhiệm);
- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng;
- Quy định về hồ sơ phải lưu trữ tại ngân hàng đối với từng khoản vay; - Phân cấp trách nhiệm trong ngân hàng;
- Các chỉ dẫn về định giá và hoàn tất hồ sơ về tài sản đảm bảo;
- Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay;
- Quy định về những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các loại tín dụng;
- Quy định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng;
- Các phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý nợ có vấn đề.
Trên đây là những yếu tố quan trọng nhất cấu thành trong chính sách tín dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng khách hàng, Vietcombank sẽ áp dụng một chính sách tín dụng riêng và không cố định trong suốt thời gian
hàng cần được tiến hành thường xuyên để điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Kiểm tra, giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ trước khi cấp tín dụng cho khách hàng đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Vietcombank và đặc điểm kinh doanh sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm:
3.2.1.1 Kiểm tra trước khi cho vay
Kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Cán bộ tín dụng được phân công phụ trách khách hàng nào thì phải lập hồ sơ kinh tế theo dõi sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, đặc biệt là tình hình công nợ, tình hình quan hệ vay vốn với Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác của khách hàng đó, nhằm kịp thời tham gia ý kiến với khách hàng để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, đồng thời để cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng ngân hàng những thông tin cần thiết về khách hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng thì ngân hàng kiểm tra các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các hồ sơ xin vay, thẩm định các phương án kinh doanh chủ yếu trên các mặt như: sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của phương án đó. Để đảm bảo trong hoạt động tín dụng, Vietcombank cần khai thác mọi nguồn thông tin để biết được thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình vay nợ ở các tổ chức tín dụng khác của khách hàng. Thông qua đó, Vietcombank có thể nhận biết chính xác về khách hàng và để có cơ sở quyết định cho vay một cách đúng đắn.
3.2.1.2 Kiểm tra trong khi cho vay
Trong quá trình cho vay, ngân hàng phải kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn; kiểm tra mức vay và thời hạn xin vay của phương án vay vốn.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ vay vốn của lần vay đó như: Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, phương thức và chứng từ thanh toán, hồ sơ và giá trị tài sản thế chấp cầm cố hay bảo lãnh.
3.2.1.3 Kiểm tra sau khi cho vay
Công việc kiểm tra sau khi cho vay được tiến hành từ khi Vietcombak cấp tín dụng cho đến khi thu hết nợ. Nội dung kiểm tra như sau:
Sau khi cấp tín dụng trong một thời gian nhất định, cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng tiền vay tại trụ sở kinh doanh của khách hàng theo các nội dung đã thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng đã được ghi trong hợp đồng tín dụng. Vietcombank theo dõi các khế ước còn dư nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp nhằm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng.
Để đảm bảo an toàn vốn vay, ngân hàng nên chú ý kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay như tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của khách hàng vay vốn và đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ.
Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng có ý nghĩa quan trọng, một mặt giúp ngân hàng điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp, mặt khác cung cấp thông tin đáng tin cậy cho hệ thống chấm điểm XHTD.
Bên cạnh đó, cần đôn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán. Kết quả chấm điểm XHTD chịu ảnh hưởng của việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và nhất là theo chuẩn mực kế toán quốc tế.