Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 0053 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

3.3 Một số kiến nghị

Để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ngoài những giải pháp nêu trên thì cũng cần có sự phối hợp và trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan. Sau đây là một số kiến nghị:

3.3.1 Đối với Chính phủ (Hành lang pháp lý, Quản lý vĩ mô)

Việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại các NHTM còn gặp nhiều khó

xuất phát từ số lượng doanh nghiệp chuyên về XHTD quá ít, đồng thời khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của loại hình công ty này chưa hoàn thiện. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính sớm ban hành khôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm.

Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của thị trường vốn đa dạng, phức tạp và sự suy thịnh của thị trường này có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội, do vậy hoạt động định mức tín nhiệm trở thành yêu cầu tất yếu và cấp bách. Các công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và độc lập trở thành bộ phận không thể thiếu được của một nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững.

Đối tượng đánh giá của công ty định mức tín nhiệm là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp với quy mô lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước...

Với vai trò của một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các công ty định mức tín nhiệm sẽ khách quan hơn. Các NHTM, qua đó, có thêm nguồn thông tin để so sánh đối chiếu giữa kết quả xếp hạng của công ty định mức tín nhiệm và kết quả xếp hạng nội bộ ngân hàng, giúp cho việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn chính xác hơn.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1NHNN cần ban hành những quy chuẩn chung về hệ thống XHTD

Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định cụ thể về mặt tác nghiệp cho hoạt động phân tích tín dụng, đặc biệt là hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Hiện nay, mỗi NHTM tự tiến hành chấm điểm theo cách riêng của mình nên với cùng một khách hàng, kết quả xếp hạng đôi lúc khác nhau giữa các ngân hàng. Từ đó, kết quả xếp hạng và phân loại nợ giữa các ngân hàng là không tương đồng. Điều này không những dẫn đến sự không nhất quán trong hệ thống

NHTM trong nước mà còn làm chúng ta khó gia nhập thông lệ quốc tế với những chuẩn hóa cao dành cho các nước thành viên.

Ngoài ra, NHNN cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra cần được tăng cường nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các ngân hàng và đảm bảo mô hình XHTD tại các NHTM hoạt động hiệu quả, phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình.

3.3.2.2Phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm

tín dụng

(CIC)

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.

Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. Kết quả hoạt động của CIC được Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị NHNN, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng đánh giá cao. Đặc biệt với những kết quả đó, Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) tiếp tục đánh giá hoạt động thông tin tín dụng Việt Nam có bước cải thiện, chỉ số về thông tin tín dụng được duy trì, góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thu thập thông tin: Kho dữ liệu của CIC hiện nay đã thu thập được thông tin từ 100% các TCTD hoạt động theo Luật các TCTD, một số tổ chức khác có hoạt động ngân hàng như Quỹ đầu tư và phát triển đô thị TPHCM, Bình Dương, Đà Nằng, Quỹ bảo vệ môi trường...với tổng dư nợ được cập nhật đạt trên 95% tổng dư nợ nền kinh tế.

Cung cấp thông tin: Hoạt động cung cấp thông tin của CIC liên tục tăng trưởng, là kênh thông tin hữu ích cho NHNN trong hoạt động thanh tra giám sát, đồng thời hỗ trợ các TCTD trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Đến nay, CIC đã ký kết hợp đồng cung cấp thông tin với trên 1000 TCTD, chi nhánh TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với trên 9.300 người sử dụng.

Với quy mô kho dữ liệu rất lớn, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại (oracle), có thể truy xuất thông tin tức thời qua Website và kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế to lớn để Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.

CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như: Thuế, Thống kê, Bộ Thương mại,... để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin nhằm cung cấp cho các NHTM những thông tin cập nhật và chính xác nhất về tình hình phát triển ngành cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành.

NHNN cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại ngân hàng mình để Trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.

Cần củng cố hơn Trung tâm tín dụng, làm cho Trung tâm hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình bằng cách quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của

các đơn vị thành viên trong hoạt động chung. Ngoài ra, cần điều chỉnh mức phí cho hợp lý để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận nguồn thông tin này dễ dàng hơn.

3.3.2.3 Thành lập những Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Hình thành Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính, thị trường vốn ở Việt Nam.

Việc xếp hạng tín nhiệm được tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau, từ việc xếp hạng cho một quốc gia đến việc xếp hạng cho một cá nhân. Hiện tại, các nước trên thế giới và khu vực đã đi trước Việt Nam hàng mấy chục năm về lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Theo đó, chức năng chính của Công ty là phân tích, xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp; đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Công ty sẽ nắm giữ những vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng. Cụ thể như sau:

Đối với các tổ chức tín dụng: Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả hơn.

Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán: Công ty cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo, so sánh đối chiếu kỹ càng trước khi ra quyết định đầu tư cuối cùng, giảm bớt nhiều rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán; giúp cho các công ty chứng khoán lựa chọn một danh mục đầu tư tốt nhất đối với các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán trong việc quản lý danh mục đầu tư và các dịch vụ tư vấn đầu tư... tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ngoài ra, công ty này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mình trong sản xuất, kinh doanh trong quá trình hội nhập quốc tế đang tới dần, đánh giá được năng lực hoạt động của doanh nghiệp cũng như giúp các doanh nghiệp hiểu rõ đối tác của mình, từ đó có những quyết định hợp tác, giao dịch an toàn và hiệu quả...

Với các nhà đầu tư nước ngoài: Đó sẽ là một kênh thông tin quan trọng để tìm hiểu về đối tác tại Việt Nam, tìm hiểu về môi trường kinh doanh của Việt Nam, từ đó có được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả, ít rủi ro.

Được biết, thời gian qua, một số tổ chức tiền tệ quốc tế như WB, ADB, IMF cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm thành lập Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu NHNN sớm thí điểm việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

Đối với công tác XHTD tại các NHTM, việc hình thành các công ty xếp hạng tín nhiệm có ý nghĩa to lớn, một phần giúp các NHTM tham khảo, bổ sung thêm thông tin cho quá trình chấm điểm và phân tích tín dụng; mặt khác là cơ sở để các NHTM so sánh, đối chiếu kết quả XHTD sau khi chấm điểm để kết quả chính xác và phản ánh đúng thực trạng khách hàng.

Một phần của tài liệu 0053 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w