Kế hoạch phát triển của Vietcombank và định hướng phát triển Hệ thống

Một phần của tài liệu 0053 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

3.1 Kế hoạch phát triển của Vietcombank và định hướng phát triển Hệ thống

HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

TẠI VIETCOMBANK

3.1 Kế hoạch phát triển của Vietcombank và định hướng phát triển Hệthống thống

xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank

3.1.1 Kế hoạch phát triển của Vietcombank

Năm 2011 và những năm tiếp theo, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng song khả năng tăng chậm và sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Lạm phát và lãi suất quốc tế sẽ có xu hướng tăng, luồng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào các thị trường mới nổi.

Không nằm ngoài xu thế của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát tăng cao; tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp. Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Việc điều hành chính sách tiền tệ những năm tới sẽ theo hướng thận trọng, thắt chặt; kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng cho nền kinh tế; kiềm chế lạm phát nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2011 cũng sẽ là năm quan trọng để các ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các quy định của Luật Tổ chức tín dụng mới. Việc giám sát của NHNN đối với các Tổ chức tín dụng thông qua Luật mới sẽ theo xu hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn về các giới hạn an toàn.

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, bám sát định hướng điều hành nền kinh tế của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, quán triệt phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng” và với quan điểm chỉ đạo điều hành “Linh hoạt, quyết liệt”, Vietcombank đã định hướng hoạt động tín dụng những năm tới như sau:

> Đảm bảo tăng trưởng tín dụng kết hợp với việc duy trì cơ cấu tín dụng hợp

lý, phù hợp với khả năng nguồn vốn. Có cơ chế quản lý hài hòa giữa kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng chi nhánh và phê duyệt đầu tư, song phù hợp với khả năng nguồn vốn.

68

> Phát triển tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn.

> Tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm. Thực hiện tăng cường cho vay có tài sản bảo đảm, nâng cao chất lượng, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm; xác định

cơ cấu cho vay không có tài sản bảo đảm phù hợp với chính sách khách hàng và

tranh thủ khách hàng tốt.

> Tiếp tục đa dạng hóa danh mục tín dụng, duy trì và phát triển các khách hàng SMEs (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và thể nhân.

> Ưu tiên phát triển tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, nông nghiệp phát triển nông thôn; hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như

bất động sản, chứng khoán và lĩnh vực phi sản xuất.

> Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu đi đôi với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng. Nỗ lực thu hồi nợ xấu/ nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.

> Rà soát danh mục đầu tư, tái cơ cấu phù hợp, chú trọng hiệu quả đầu tư.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu trong những năm tới

3 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.5% 2.2% 2% 2% 1.8%

4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% 9% 9% 9% 9%

5 Lợi nhuận sau thuế 5.050 6.035 7.870 9.060 11.780

6 Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổngthu nhập 14% 15% 17% 18% 20%

7 ROA 1.5% 1.6% 1.8% 2% 2.1%

8 ROE 25% 27% 28% 30% 31%

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc NHTM đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, và thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên là điều khách quan hợp lý. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị ngân hàng là làm thế nào để có thể hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% trên tổng dư nợ bình quân hàng năm được xem là một NHTM có trình độ quản lý tốt và tỷ lệ tổn thất này hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Tại Việt Nam, để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, các NHTM cần vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Các mô hình này được xem như là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, phân cấp giới hạn tín dụng, đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng sẽ giúp cho hệ thống các NHTM tại Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính và khu vực.

Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của các NHTM. NHNN đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung, trong đó quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính (Điều 7) và yêu cầu các NHTM phải xây dựng, áp dụng hệ thống XHTD nội bộ nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi tín dụng của các NHTM.

Một phần của tài liệu 0053 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w