2. Các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả th
2.6.3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chế độ kế toán thống kê còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Chế độ kế toán hiện hành chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng không bắt buộc. Điều này được thể hiện trong Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính quy định: “Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Vì quy định như vậy nên nhiều doanh nghiệp không lập báo cáo này, và ngân hàng thiếu đi nguồn thông tin để phân tích đánh giá các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ. Do đó, hệ thống phải tự xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, nên độ tin cậy của số liệu không cao và không thống nhất.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán — thống kê
Mặc dù các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã lần lượt được ban hành nhưng nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ. Việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm các quy định về kế toán thống kê cũng chưa nghiêm. Do đó, số liệu trên báo cáo kế toán của nhiều doanh nghiệp thiếu độ tin cậy. Thực tế cho thấy, báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu: chính xác, đầy đủ và kịp thời. Doanh nghiệp không tuân thủ các chuẩn mực kế toán, dùng nhiều thủ thuật để làm đẹp số liệu, che giấu những yếu điểm. Để đánh giá, xếp hạng khách hàng chính xác, cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian đi sâu vào các tài khoản chi tiết để phân tích, điều chỉnh lại số liệu trước khi tính toán các chỉ tiêu xếp hạng và nhập số liệu trên hệ thống. Việc này không dễ dàng thực hiện nên thông tin tài chính thiếu độ tin cậy.
Thứ ba, thị trường tài chính còn thiếu những công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
Kết quả của những công ty này thường khách quan, do đó, sẽ là cơ sở tốt cho Vietcombank đối chiếu kết quả XHTD nhằm nâng cao tính chính xác.
Hiện nay, một số công ty định mức tín nhiệm đã ra đời, tuy nhiên khung pháp lý cho hoạt động này vẫn còn thiếu. Kết quả xếp hạng của những công ty này cũng chưa được kiểm chứng qua thời gian nên độ tin cậy chưa cao. NHTM chưa thể sử dụng kết quả xếp hạng này để phục vụ việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tóm lại, trong chương 2, đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và mô hình XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank giai đoạn 2007-2010. Trong năm 2010, Vietcombank đã triển khai xếp hạng và phân loại khách hàng doanh nghiệp theo Điều 7 của Quyết định 493. Đây là thành công bước đầu của mô hình XHTD tại Vietcombank. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được chỉnh sửa, hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm, quy mô và nội dung quản trị rủi ro của Vietcombank. Chương 3 sẽ những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank.
STT Tên chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
F- Tông nguồn vốn huy động 319.700 359.065 425.000 488.750 571.840
2 Tổng dư nợ tín dụng 191.820 215.440 255.000 293.250 343.105
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNHỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP