2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ
Pháp luật TTHS nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Do đó, xác định rõ căn cứ một cách khách quan, chính xác là nhân tố mang tính quyết định đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Căn cứ được hiểu là “dựa vào, lấy làm tiền đề hoặc cơ sở để lập luận hoặc để hành động. BPNCTG được quy định cụ thể tại Điều 117 BLTTHS số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. BLTTHS năm 2015 có quy định 8 biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp tạm giữ. Do đó, việc xác định căn cứ tạm giữ trước hết cần phải xuất phát từ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung. Theo Điều 109 BLTTHS năm 2015, biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi han án. Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành
viphạm tội người phạm tội có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế người làm chứng, người bị hại mà dẫn đến gây khó khăn cho việc xác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án.
Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Để thẩm định bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện; nhân thân của bị can, bị cáo; những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đe dọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất minh, đi lại gặp gỡ với tội phạm có liên quan.
Thứ ba, để bảo đảm thi hành án hình sự: Người bị áp dụng BPNCTG trong trường hợp này là người đã bị Tòa án tuyên có tội và quyết định một hình phạt cụ thể nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Xét thấy nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ thì có thể đối tượng bỏ trốn hoặc có hành vi gây cản trở không đảm bảo cho hoạt động thi hành án.
Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn có tình nghiêm khắc, hạn chế một số quyền của người bị tạm giữ do đó xu hướng chung của pháp luật TTHS là chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết. Mặt khác, cùng là biện pháp mang tính nghiêm khắc, hạn chế một số quyền con người nhưng ở BLTTHS lại không có quy định riêng biệt về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ. Vậy nên trong quá trình hoàn thiện pháp luật TTHS cần bổ sung, luật hóa quy định về căn cứ tạm giữ để đảm bảo tạm giữ đúng người, đúng pháp luật và có căn cứ chính xác.
2.1.2. Đối tượng, thẩm quyền quyết định* Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ