Thông qua các báo cáo kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và năm 2020 thì số lượng người bị tạm giữ vẫn ở mức cao và có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.1. Số liệu người bị tạm giữ đã được xử lý
TIÊU ĐỀ 2016 2017 2018 2019 2020
Số người bị tạm giữ 5.868 5.036 4.916 5.252 5.553
Số người bị tạm giữ chuyển khởi tố hình
5.298 4.516 4.546 5.038 5.420
sự
Số người bị tạm giữ sau đó trả tự do 274 250 201 112 80
Nhìn vào số liệu trên, có thể thấy số lượng người bị áp dụng biện pháp tạm giữ qua các năm có tăng, có giảm tuy nhiên xu hướng ở những năm gần đây thì con số vẫn có chiều hướng tăng lên (từ 4.916 người ở năm 2018 và qua năm 2019 tăng lên 336 người, đến năm 2020 lại tăng thêm 300 người). Tuy nhiên, nếu so với năm 2016 tức là trước khi BLTTHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì số lượng người bị tạm giữ đã giảm đáng kể (từ 5.868 người giảm xuống còn 5.553 người). Từ đó có thể nhận thấy rằng nhận thức pháp lý của cơ quan THTT, người THTT đã có sự thay đổi để phù hợp hơn với cải cách tư pháp mỗi giai đoạn, đã xem biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ là sự lựa chọn thay thế cho sự ưu tiên tuyệt đối. Và chính nhờ ở lần sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2015 đã có nhiều quy định được
bổ sung, điều chỉnh, do đó khi cơ quan THTT, người THTT xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ đều cân nhắc đầy đủ các điều kiện được BLTTHS quy định và sự cần thiết để áp dụng. Song song đó, từ bảng số liệu trên có thể thấy số lượng người bị tạm giữ được trả tự do qua các năm đều có chiều hướng giảm (từ 274 người giảm còn 80 người), điều đó nói lên rằng quá trình vận dụng và áp dụng pháp luật của cơ quan THTT, người THTT đã có sự tiến bộ vượt bậc, đã hạn chế được tình trạng oan, sai trong bắt, tạm giữ và tạm giam. Nhìn chung, vẫn chưa thể hạn chế được hoàn toàn việc trả tự do cho người sau khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ, điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân và tùy vào từng vụ án cụ thể. Nhưng tụ chung lại, những số liệu này là kết quả của cả quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm của Cơ quan điều tra (từ năm 2016- 2020), góp phần quan trọng vào việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng pháp luật; giữ vững được trật tự an toàn xã hội và trên hết là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo khoản 1 Điều 117 tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong năm trường hợp. Trong đó, trường hợp bị tạm giữ nhiều nhất phải kể đến là người bị bắt khi phạm tội quả tang, cụ thể:
Bảng 2.2. Số người bị tạm giữ từ các trường hợp bắt
TIÊU ĐỀ 2016 2017 2018 2019 2020
Số người bị tạm giữ trong trường hợp
1.979 1.413 1.039 1.401 1.715
bắt khẩn cấp
Số người bị tạm giữ trong trường hợp
3.405 3.218 1.859 3.496 3.539
phạm tội quả tang
Số người bị giữ trong trường hợp người
24 8 2 5 3
phạm tội tự thú
Số người bị giữ trong trường hợp người
208 180 196 160 129
phạm tội đầu thú
Số người bị tạm giữ trong trường hợp
252 221 156 190 167
bị bắt theo quyết định truy nã
Có thể thấy, từ tổng số người bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2020 thì số lượng người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang chiếm tỷ lệ cao nhất và gia tăng qua mỗi năm ( từ 3.405 người năm 2016 đến năm 2020 là 3.539 người, tăng 134 người). Sở dĩ, người bị tạm giữ trong trường hợp này cao hơn so với bốn trường hợp còn lại do tính chất của phạm tội quả tang là tội phạm hoặc hành vi phạm tội đã được cơ quan điều tra phát hiện, ghi nhận trực tiếp
hoặc tội phạm về ma túy. Ở những nhóm tội phạm này khi thực hiện hành vi phạm tội đã có đầy đủ chứng cứ để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì lý do trên đã giúp chúng ta có thể lý giải được tỷ lệ của người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang luôn ở mức cao hơn những trường hợp còn lại. Và trường hợp bị tạm giữ ít nhất phải kể đến là tạm giữ người trong trường hợp phạm tội tự thú (từ 24 người giảm xuống còn 3 người). Có thể thấy bản chất của tự thú theo điểm h Điều 4 BLTTHS là tự nguyện khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Và ở xã hội hiện đại như ngày nay người phạm tội luôn cố sử dụng tất cả điều kiện vật chất của xã hội này để phục vụ cho việc che giấu hành vi phạm tội của chính mình, điều đó nói lên được ý thức pháp luật còn chưa được nâng cao nên số lượng tội phạm bị phát giác từ việc tự thú còn rất ít. Từ đó dẫn đến số lượng người bị tạm giữ ở mỗi trường hợp có sự chênh lệch với nhau khá lớn.