Về thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp tạmgiữ

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 54)

Trước bất cập của BLTTHS năm 2003 về không trao thẩm quyền cho Lực lượng cảnh sát biển được ban hành quyết định tạm giữ cũng như thực hiện một số hoạt động điều tra thì ở BLTTHS 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Theo đó tại khoản 2 Điều 117 thì người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo khoản 2, Điều 110 BLTTHS 2015 thì có quyền ra quyết định tạm giữ.

Như vậy có thể hiểu người chỉ huy tàu bay, tàu biển là chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên ở đoạn 2 khoản 4 Điều 110 BLLSHS 2015 thì chỉ ghi nhận quyền của chủ thể này ở hai khía cạnh. Một là, khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển sẽ giải người bị giữ kèm tài liệu liên quan đến CQĐT đầu tiên khi tàu bay, tàu biển cập bến trở về. Hai là, sau khi cơ quan điều tra tiếp nhận người trong trường hợp bắt khẩn cấp thì 12 giờ phải lấy lời khai kèm theo việc ban hành quyết định tạm giữ. Từ đó có thể thấy rằng việc quy định thẩm quyền cho chủ thể chỉ huy tàu bay, tàu biển có sự không trùng khớp, phù hợp với nhau. Ở Điều 117

cho phép ban hành quyết định tạm giữ, tuy nhiên ở khoản 4 Điều 110 lại trao quyền cho Cơ quan điều tra.

Việc tạm giữ một người không chỉ thuộc quyền quyết định và áp dụng của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra mà quyết định tạm giữ và gia hạn tạm giữ muốn có hiệu lực và áp dụng được trên thực tiễn phải thông qua công tác xem xét, đánh giá và chấp nhận phê chuẩn các quyết định nêu trên của VKS có thẩm quyền. Do đó, nếu việc phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ đúng thẩm quyền, có căn cứ và đúng đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều cho qúa trình xác định tội phạm và hành vi phạm tội, hạn chế bỏ lọt tội phạm, ngược lại sẽ xâm phạm đến quyền của người bị tạm giữ và bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án nói riêng và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Vậy nên, giá trị của quyết định phê chuẩn của VKS có giá trị rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn tình trạng không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ dẫn đến bỏ lọt tội phạm như:

Ví dụ 6: Khoảng 15 giờ 20 phút ngày 11/1/2019, Đội CSHS Công an Quận

11 kiểm tra bắt quả tang tại quán cà phê 365 thuộc địa chỉ 186 Trần Quý, Phường 6,

Quận 11 (do Nguyễn Thị Hằng quản lý) có 04 đối tượng là Tạ Than Liên, Lâm Thàn Hưng, Lý Minh Hùng và Phan Chấn Vĩ đánh bài xập xám ăn tiền, thu giữ trên chiếu bạc 3.810.000 đồng. Ngoài ra, qua khám xét số tiền trong mỗi đối tượng, Vĩ khai đã sử dụng 900.000 đồng đánh bạc, đã thắng 620.000 đồng, nếu thua sẽ tiếp tục sử dụng 500.000 đồng; Hưng đã sử dụng 1.600.000 đồng đánh bạc, thua 330.000 đồng, nếu thua sẽ tiếp tục sử dụng 1.000.000 đồng; Hùng khai nhận đã sử dụng 310.000 đồng để đánh bạc, thắng 10.000 đồng; Liêm đã sử dụng 1.000.000 đồng đánh bạc, thua 300.000 đồng. Tổng cộng số tiền thu tren chiếc bạc 3.180.000 đồng, các đối tượng khai sử dụng chơi đánh bạc 5.310.000 đồng.

Xét thấy có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan CSĐT Công an Quận 11 đã tạm giữ và gia hạn giữ lần 1 đối với 04 đối tượng nêu trên nhưng VKS Quận 11 không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ đối với Liêm, Hưng, Hùng, Vĩ vì lý do các đối tượng chưa có tiền án tiền sự, đã có nơi cư trú rõ ràng cần làm rõ căn cứ xác định số tiền đánh bạc của các đối tượng này.

Ngày 15/02/2019, Cơ quan CSĐT công an Quận 11 khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng nêu trên. VKS Quận 11 có công văn yêu cầu bổ sung chứng cứ.

Nhận thấy trong vụ án này các tài liệu, chứng cứ thu thập đã đủ cơ sở xác định hành vi của Liêm, Hưng, Hùng và Vĩ có dấu hiệu phạm tội “Đánh bạc” với số tiền 5.310.000 đồng. Việc VKS Quận 11 không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ đối với 4 đối tượng nêu trên với lý do đã nêu vô hình chung đã gây khó khăn cho Cơ quan CSĐT trong quá trình củng cố chứng cứ, vi phạm khoản 3, Điều 118 BLTTHS dẫn đến việc khó chứng minh hành vi phạm tội của 04 đối tượng nêu trên.

Ví dụ 7: Khoảng 20 giờ 30 phút, ngày 26/12/2018 Nguyễn Xuân Hoàng Sang điều kiển xe máy hiệu Winner, biển số 59C1-985.82 để đối tượng tên Trắng (chưa rõ lai lịch) ngồi sau thực hiện hành vi giật chiếc điện thoại di động hiệu Samsung Galaxy S8 (màu đen) trên tay của anh Trần Văn Thạnh tại giao lộ Nguyễn Lương Bằng và đường số 17, thuộc khu phố 6, phường Tân Phú, Quận 7. Sang tăng ga bỏ chạy đến ngã tư Nguyễn Lương Bằng và Hoàng Văn Thái thì va chạm với 01 xe máy cùng chiều làm cả hai ngã xuống đường. Trắng chạy bộ tẩu thoát, Sang bị anh Thạnh cùng quần chúng bắt giữ, gio cho Công an phường Tân Phú lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Vật chứng không thu giữ được. Tiến hành lấy lời khai của Sang xác định có sự việc Trắng giật điện thoại của anh Thạnh và giục Sang bỏ chạy, mục đích Sang tăng ga bỏ chạy là giúp Trắng chạy thoát và không bị bắt.

Ngày 27/12/2018, Cơ quan CSĐT Công an Quận 7 ra quyết định tạm giữ Sang, đến ngày 28/12/2018 tiếp tục ra quyết định gia hạn tạm giữ lần 1 nhưng VKS Quận 7 không phê chuẩn với lý do: Người trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật tài sản chưa bắt được, tài sản bị cướp giật không thu hồi được, lời khai của Sang không thể hiện rõ có sự bàn bạc hay thống nhất với đối tượng Trắng (là người trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật tài sản) hay không nên không có cơ sở để gia hạn tạm giữ đối với Sang. Do hết thời hạn tạm giữ, ngày 30/12/2018 Cơ quan CSĐT Công an Quận 7 ra quyết định trả tự do cho Sang và đến ngày 04/1/2019 thì ra quyết định khởi tố vụ án “Cướp giật tài sản” để tiến hành điều tra.

Qua tình huống nêu trên, cùng với các tài liệu chứng cứ ban đầu thu thập được có cơ sở xác định hành vi của Sang có dấu hiệu phạm tội “Cướp giật tài sản”, việc Cơ quan CSĐT Công Quận 7 tạm giữ và gia hạn tạm giữ đối với Sang để tiếp tục củng cố chứng cứ là có căn cứ. Việc VKS Quận 7 không phê chuẩn quyết định tạm giữ đối với Sang là một trong những dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Như đã biết quyết định tạm giữ là văn bản có giá trị duy nhất để xác định một chủ thể là người bị tạm giữ. Vậy nên, quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ lần 1, lần 2 đều phải tuân thủ cũng như đảm bảo đúng thể thức, cấu trúc theo

đúng quy định của pháp luật. Trong thực tiễn áp dụng, đối chiếu giữa biểu mẫu và quy định tác giả nhận thấy chưa có sự phù hợp và thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015 điển hình như trong Biểu mẫu số 27 của TTLT số 61/TT-BCA thì biểu mẫu ấn định luôn căn cứ là: “xét thấy cần thiết cho điều tra” tuy nhiên căn cứ này chỉ phù hợp cho lần gia hạn giữ lần thứ 1, còn đối với lần gia hạn tạm giữ thứ hai căn cứ BLTTHS quy định phải trong trường hợp “đặc biệt”. Quyết định gia hạn tạm giữ sau khi VKS nhận được thì theo quy định BLTTHS năm 2015, VKS có thời gian 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn54. Và có hai trường hợp xảy ra sau khi hồ sơ, kèm tài liệu được chuyển đến VKS cùng cấp, VKS có thẩm quyền:

Trường hợp thứ nhất: Sau khi nhận hồ sơ kèm tài liệu cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ, lãnh đạo VKS sẽ phân công KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra tiến hành nghiên cứu hồ sơ và chấp nhận phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ thì hồ sơ kèm quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ sẽ được chuyển lại cho CQĐT để tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình. Và trong suốt thời gian sau khi phê chuẩn quyết định gia hạn nếu ĐTV nhận thấy ở một thời điểm nào đó biện pháp này không còn cần thiết áp dụng nữa thì ĐTV có thể đề nghị VKS ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp VKS thông qua quá trình kiểm sát của mình phát hiện việc tạm giữ tiếp tục không đủ căn cứ để khởi bị can thì VKS phải ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Trường hợp thứ hai: KSV được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án đánh giá và xem xét nhận thấy việc áp dụng biện pháp tạm giữ là chưa đúng theo quy định của pháp luật như: vi phạm về hình thức, thẩm quyền, thủ tục hoặc không có căn cứ cần thiết thì VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền ra quyết định không phê chuẩn quyết định tạm giữ của CQĐT. Trong trường hợp này, người THTT đã ra quyết định tạm giữ phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Tóm lại, với quy định này nhà làm luật không chỉ đang hạn chế việc lạm dụng biện pháp tạm giữ mà còn bảo vệ quyền của người bị tạm giữ một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, tại Điều 118 BLTTHS năm 2015 qua nghiên cứu nhận thấy chưa có quy định trước khi hết thời hạn tạm giữ là bao nhiêu thời gian thì Cơ quan điều tra phải chuyển hồ sơ đề nghị phê chuẩn gia hạn tạm giữ mà chỉ quy định thời hạn 12

54 Mẫu số 31 (Quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạmgiữ); Mẫu số 32 (Quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ) ban hành theo Quyết định số số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

giờ Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn nên trong thực tiễn có trường hợp chỉ còn khoảng 03 giờ là hết thời hạn tạm giữ thì Cơ quan điều tra mới chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giữ do đó Viện kiểm sát còn rất ít thời gian để nghiên cứu hồ sơ, trong khi hồ sơ lại phức tạp, có nhiều đối tượng trong một vụ án. Từ thực trạng trên có thể thấy rằng không phải tất cả trường hợp CQĐT đã ra quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ thì đều được VKS chấp thuận phê chuẩn như:

Ví dụ 8: Ngày 01/8/2018, Nguyễn Văn Thanh Tú có hành vi trộm cắp 01 máy cắt sắt của anh Nguyễn Đức Quốc tại trước số nhà 131 Minh Trụng, Phường 9, Quận 6, TP.HCM thì bị bắt quả tang. Kết quả định giá ngày 01/8/2018 xác định tài sản có giá trị 1.800.000 đồng. Ngày 01/8/2018, Cơ quan CSĐT công an Quận 6 ra quyết định tạm giữ đối với Tú và đến ngày 03/8/2018 thì ra quyết định gia hạn tạm giữ lần 1 nhưng không được VKS Quận 6 phê chuẩn nên đã trả tự do cho Tú.

Trong trường hợp này, lẽ ra sau khi ra quyết định tạm giữ, Cơ quan CSĐT Công an Quận 6 phải chuyển hồ sơ đến VKS Quận 6 để kiểm tra, phát hiện việc vi phạm khoản 4, Điều 117 BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 54)

w