Bảo vệ quyền con người trước hết và trên hết, trong đó có quyền của

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 66)

Quyền con người là một trong những vấn đề được quốc tế quan tâm hàng đầu hiện nay, trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người được pháp luật bảo đảm thực hiện và được bảo vệ không bị xâm phạm. Việc ghi nhận về mặt pháp lý và tổ chức bảo đảm quyền con người là một biểu hiện của Nhà nước tiến bộ, dân chủ, công bằng và văn minh. Bản chất của hoạt động tố tụng hình sự là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước rất nhạy cảm liên quan đến quyền con người. Trong lĩnh vực này, quyền con người dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của nó để lại thường là rất nghiêm trọng về thể chất, tinh thần và cả vật chất. Chính vì thế, việc bảo đảm quyền con người được thực hiện trong pháp luật tố tụng hình sự nói chung và trong việc quy định, áp dụng BPNCTG nói riêng là rất quan trọng. Để đạt được điều đó các quy định về BPNCTG phải mang tính đúng đắn, hợp lý và khả thi để có thể thực hiện được các quy định này trên thực tế.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền con người rất dễ có nguy cơ bị xâm phạm trong hoạt động TTHS. Do đó, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận rõ ràng,

cụ thể quyền con người và nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện. Trong đó các quyền con người nói chung dễ bị xâm phạm và cần phải được chú ý trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung cũng như BPNCTG nói riêng đó là quyền sống, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hìn hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Song song với các quyền con người thì các quyền của người bị buộc tội được Hiến pháp quy định rõ ràng và đầy đủ. Đặc biệt, nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận là một nguyên tắc đặc thù và có tính xuyên suốt trong mọi quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Do vậy, trong quá trình quy định và áp dụng BPNCTG phải luôn nêu cao nhận thức đây là một biện pháp ngăn chặn để áp dụng cho người bị tình nghi phạm tội chứ họ chưa phải là người có tội. Do vậy, bản chất của việc áp dụng BPNCTG không giống như việc áp dụng hình phạt, “hình phạt được áp dụng đối với người có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, còn biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị buộc tội, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (cũng như việc truy cứu trách nhiệm hình sự) không quyết định trước kết quả giải quyết vụ án hình sự và áp dụng hình phạt của tòa án”58. Do đó, việc áp dụng BPNCTG trên tinh thần bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trước hết phải tuân thủ về trình tự, thủ tục tố tụng, chú trọng phương diện tôn trọng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ.

Trong cải cách tư pháp hiện nay, hòa cùng với xu thế chung của thế giới về hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc, tước đoạt tự do của con người thì trên phương diện lập pháp các quy định về biện pháp ngăn chặn nói chung, BPNCTG nói riêng phải quy định chặt chẽ về căn cứ, trình tự và thủ tục và thời hạn áp dụng. Đảm bảo quyền con người trên thực tế được thực hiện đúng đắn, hợp lý thì các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam phải có sự phù hợp, đảm bảo đồng bộ với tiêu chuẩn của quốc tế. Bảo vệ quyền con người có những chuẩn mực tối thiểu được quy định rất cụ thể quyền của người bị buộc tội tại các văn bản như: Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996 (ICCPR) và những văn kiện không mang tính pháp lý ràng buộc: các nguyên tắc vè bảo vệ những người bị giam

58

Iu.Đ.Livsic (2001), Preventive measure in Soviet criminal proceedings, Publishing House of legal book, Mascow.

giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào 1988, Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn hay các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (UNCAT 1984), Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh 1985), Các hướng dẫn về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 66)

w