Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ. Hiện nay vẫn còn cách hiểu chưa thống nhất giữa Điều 110 và Điều 117 của BLTTHS năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ cụ thể: điều luật không quy định cho những người tại điểm c khoản 2 Điều 110 có những quyền của người được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 sau khi ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp59 với các quyền như: Lấy lời khai người bị giữ, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do cho người đó60 mà phải chuyển giao người mà họ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho CQĐT có thẩm quyền, để Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, xác minh, xử lý người đã bị họ giữ trong trường hợp khẩn cấp đó. Những người được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 chỉ được làm duy nhất một việc là “giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu
tiên tàu trở về”61.
Như vậy theo quy định tại đoạn 2 khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 thì những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm c sẽ không có quyền ra quyết định tạm giữ đối với những người mà họ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và cũng không có quyền ra lệnh bắt 59 Những người quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 110 bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chi huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát Bộ độ biên phòng, cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
60 Khoản 1 Điều 114 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải láy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. 61 Xem đoạn 2 khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015.
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Theo tác giả việc quy định như vậy là hợp lý. Bởi lẽ, vì nếu trong trường hợp này họ được quyền ban hành quyết định tạm giữ thì mục đích của việc tạm giữ trong trường hợp này không phải nhằm mục đích có thời gian để tiến hành xác minh lý do khiến người bị tạm giữ bị giữ khẩn cấp. Vì những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 không nằm trong diện người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra62, đồng thời liệu chúng ta có thể kiểm sát việc tạm giữ trong trường hợp này hay không khi mà tàu bay, tàu biển là những phương tiện thường xuyên “di động”, luôn có sự vận động. Đây là vấn đề khó có thể tiên liệu được trước và nếu có quy định tác giả cho rằng khó có tính khả thi áp dụng trên thực tiễn vì như đã nói đây là những phương tiện, thiết bị “di động” nên việc xác định chính xác thời gian, vị trí của tàu bay, tàu biển cũng như thời gian quay trở về hết sức khó khăn. Chính vì vậy, tác giả cho rằng quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định không loại trừ những người tại điểm c khoản 2 của điều này là không hợp lý.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất hướng khắc phục63 và để có cách áp dụng vào thực tiễn được chính xác trong quy định tại Điều 110 và Điều 117 BLTTHS năm 2015 như sau:
Cần sửa đổi, bổ sung đối với quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015. Tác giả nhận thấy chỉ cần thêm vào khoản 2 điều này cụm từ “điểm a và b” vào sau cụm từ “những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại” là đã khắc phục được sự không thống nhất nêu trên. Vậy nên, khoản 2 Điều 117 đề xuất sửa sẽ có nội dung như sau: “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”.
Thứ hai, về căn cứ, thời hạn tạm giữ. Như đã phân tích thì căn cứ gia hạn tạm giữ theo BLTTHS năm 2015 còn chung chung . Chính vì không có sự rõ ràng, cụ thể hóa nên khi áp dụng dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau trong việc gia hạn tạm giữ64. Nhận thấy được điều đó tác giả đề xuất cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015 về các căn cứ gia hạn tạm giữ. Cụ thể: Trường hợp cần thiết cần có thời gian để xác định căn cước, lai lịch, xác minh làm rõ dấu hiệu
62 Xem Điều 39 và Điều 164 BLTTHS năm 2015.
63 Vũ Gia Lâm (2019), “Biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, Số 01 (tháng 1), tr. 21 -26;
64 Hoàng Văn Hạnh (2008), “Hoàn thiện quy định về tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số 7, tr.14.
phạm tội của người bị bắt thì người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai khi người bị tạm giữ có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cần có thêm thời gian xác minh hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã mà thời gian gia hạn tạm giữ lần thứ nhất chưa đủ để cơ quan ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Tuy nhiên, ở khoản 2 Điều 118 BLTTHS 2015 chỉ quy định mỗi lần gia hạn tạm giữ là 03 ngày/ 01 lần gia hạn tạm giữ, lại không quy định cụ thể thời hạn gửi hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ cho VKS phê chuẩn là khi nào. Do đó tác giả đề nghị cần bổ sung thêm quy định tại khoản 2 Điều 118 về thời hạn để CQĐT đưa hồ sơ vào cho VKS để đảm bảo VKS có thời gian nghiên cứu hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ. Theo đó tác giả kiến nghị như sau: “Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn thời hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Viện kiểm sát. Trường hợp gửi quyết định gia hạn tạm giữ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền phải được thực hiện trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ để xét phê chuẩn.”. Như vậy, khoản 2 Điều 118 sau khi sửa đổi, bổ sung sẽ như sau:
Điều 118. Thời hạn tạm giữ
2. Trường hợp cần thiết cần có thời gian để xác định căn cước, lai lịch, xác minh làm rõ dấu hiệu phạm tội của người bị bắt thì người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai khi người bị tạm giữ có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cần có thêm thời gian xác minh hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hặc người bị bắt theo quyết định truy nã mà thời gian gia hạn tạm giữ lần thứ nhất chưa đủ để cơ quan ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt nhưng không quá ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Viện kiểm sát. Trường hợp gửi quyết định gia hạn tạm giữ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền phải được thực hiện trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ để xét phê chuẩn. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ
đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Cuối cùng, quy định tại Điều 118 như đã phân tích thì thời hạn tạm giữ được tính theo đơn vị là “ngày”. Mặt khác, tại Điều 134 BLTTHS năm 2015 thì xác định thời hạn tạm giữ sẽ hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Tuy nhiên, qua đối chiếu với biểu mẫu tố tụng về biện pháp tạm giữ thì thời hạn ghi trên quyết định tạm giữ được ghi nhận cụ thể theo đơn vị tính là “giờ, phút, ngày, tháng, năm đến giờ, phút, ngày, tháng, năm cuối cùng của thời hạn”. Từ quy định nêu trên cho thấy cần có sự sửa đổi trong cách quy định thời hạn tạm giữ theo hướng nên chuyển từ quy định là “ngày” sang ấn định đơn vị tính cụ thể là “giờ” (tức 72 giờ), vẫn đảm bảo đủ thời hạn là 03 ngày nhưng hình thức thể hiện cho thấy sự cụ thể, chính xác cao và còn phù hợp, đồng bộ với quy định chung xuyên suốt trong quy định của BLTTHS. Mặt khác, cách quy định giờ cũng giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn áp dụng là giúp cơ quan THTT xác định được thời điểm hết thời hạn tạm giữ một cách chính xác, và cũng là cơ sở đảm bảo cho việc trả tự do, góp phần hạn chế lạm quyền, quá han tạm giữ.
Thứ ba, về thủ tục áp dụng. Việc trả tự do cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 118 còn tồn tại một số bất cập nhất định như đã phân tích như:
Một là, theo quy định chỉ duy nhất “không có căn cứ khởi tố bị can” thì cơ quan có thẩm quyền được trả tự do cho người bị tạm giữ. Vậy, trong trường hợp khi đang bị tạm giữ, nếu thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ như người bị tạm giữ có sự thành khẩn khai báo, có thái độ hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án hoặc phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt..v.v, thì cơ quan có thẩm quyền có được trả tự do cho người bị tạm giữ hay không? Và nếu có thì căn cứ vào quy định nào để trả tự do cho người đang bị tạm giữ? Việc quy định căn cứ trả tự do như trên là chưa phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong việc đảm bảo quyền con người, chưa phù hợp với tính lựa chọn của biện pháp tạm giữ.
Hai là, quy định về việc cơ quan có thẩm quyền trả tự do ngay cho người bị tạm giữ là một quy định mang tính định tính, không có quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ. Như vậy, có thể thấy rằng các quy định hiện nay của BLTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 không quy định cụ thể thủ tục trả tự do của cơ sở giam giữ nên vẫn còn một số vướng mắc đối với hoạt động này, đặc biệt là thời hạn để cơ sở giam giữ
thực hiện các thủ tục trả tự do là bao nhiêu lâu kể từ khi nhận được quyết định trả tự do thì cũng không được đề cập đến.
Vì vậy, tác giả cho rằng trước hết cần bổ sung quy định về căn cứ trả tự do cho người bị tạm giữ tại khoản 3 Điều 118 như sau:
Điều 118. Thời hạn tạm giữ
3.“Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố hoặc xét thấy không cần thiết thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì VKS phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Việc bổ sung căn cứ trên đảm bảo sự phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong việc đảm bảo quyền con người, phù hợp với quy định tại Điều 117, Điều 125 BLTTHS năm 2015.
Thứ tư, từ những phân tích và tham khảo của BLTTHS của Nga và Trung Hoa tác giả nhận thấy việc ghi nhận đối tượng bị áp dụng thủ tục tạm giữ gọi chung là người bị tình nghi, là thuật ngữ bao quát và hàm chứa đầy đủ về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ. Vậy nên, theo tác giả thuật ngữ “người bị tình nghi” cần được pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam ghi nhận và học hỏi bởi sự văn minh, tiên tiến trong cách quy định. Thật vậy, theo quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015, người bị tạm giữ là khái niệm được hình thành gắn với quyết định được áp dụng mà không có một tên gọi cụ thể để tồn tại đúng với bản chất của đối tượng đó, ngoài ra cũng không có căn cứ dành riêng cho biện pháp tạm giữ. Do đó, tác giả đề xuất bổ sung khái niệm về “người bị tình nghi” là đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ kèm theo căn cứ dành riêng cho việc tạm giữ. Cụ thể:
Điều 118
1.Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị tình nghi khi có căn cứ nghi vấn phạm tội hoặc tiếp tục phạm tội trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo quyết định truy nã.
Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự của các nước thể hiện việc thông báo ngay lập tức về bản chất của tội phạm đang bị điều tra cho gia đình, người thân hoặc người đang sống chung, chủ sử dụng lao động về việc họ đang bị tạm giữ65. Trong khi đó quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2015 chỉ ghi nhận việc phải giao quyết định tạm giữ và thực hiện việc thông báo cho chính người bị tạm giữ, còn người thân thì không được đề cập đến. Nhận thấy quy định này còn thiếu sót và cần
65 Lê Thị Thu Hằng (2019), “Một số yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng hình sự Liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam ”, Tạp chí Kiểm sát, Số 10 (tháng 5), tr. 47 - 48;
học hỏi để bổ sung vào quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS Việt Nam cho hoàn thiện.