Thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp tạmgiữ

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 38)

Thủ tục là tổng hợp những hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Biện pháp tạm giữ là một trong những biện pháp có tính nghiêm khắc vậy nên việc áp dụng biện pháp này phải đảm bảo tuân thủ theo một trình tự và thủ tục chặt chẽ. Trước bản chất của biện pháp tạm giữ thì việc tạm giữ một người, một cá nhân phải có lệnh hoặc quyết định có hiệu lực của người có thẩm quyền ký ban hành. Sở dĩ, tác giả nhấn mạnh việc có hiệu lực của quyết định tạm giữ bởi lẽ trong áp dụng biện pháp tạm giữ có những khoảng thời gian đòi hỏi phải có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền như: quyết định gia hạn tạm giữ lần 1, quyết định gia hạn tạm giữ lần 2 thì khi đó mới có hiệu lực thi hành và áp dụng.

Như đã phân tích ở trên sau khi ĐTV nghiên cứu hồ sơ ban đầu và giải quyết được tất cả những vấn đề yêu cầu đặt ra thì sẽ đưa ra một trong hai quyết định: một là, ban hành văn bản đề xuất lãnh đạo CQĐT ban hành quyết định tạm giữ mà cụ thể sẽ trình văn bản đề nghị lên Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền để ký ban hành quyết định tạm giữ, hai là: xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ thì đề xuất lãnh đạo áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn khác như: Bảo lãnh, Cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc trả tự do cho người bị bắt, người bị giữ. Cụ thể:

Sau khi CQĐT nhận được người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã thì ĐTV được phân công sẽ tiến hành nghiên cứu để nắm vững nội dung hồ sơ để đưa ra các quyết định tố tụng: trả tự do cho các đối tượng nêu trên hoặc ban hành quyết định tạm giữ. Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi nghiên cứu hồ sơ thì ĐTV phải đánh giá và làm rõ những vấn đề như:

Thông qua các biên bản về bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc biên bản nhận người tự thú, đầu thú hoặc biên bản nhận người bị bắt theo quyết định truy nã. Để từ đó đánh giá có hay không sự việc xảy ra trên thực tế, từ đó nhận thức và đối chiếu với quy định của pháp luật có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ đã xảy ra. ĐTV phải đánh giá được tính chất, mức độ của hành vi người bị tình nghi.

Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì phải xác định rõ phạm tội ở điều, khoản nào theo quy định của BLHS năm 2015.

Tiến hành xác minh các thông tin liên quan đến cá nhân của người bị tình nghi phạm tội như: Họ tên, độ tuổi, hộ khẩu thường trú, xác định nhanh thông qua các bản tự khai về tiền án, tiền sự của người bị tình nghi, để làm căn cứ đánh giá khả năng tuân thủ, chấp hành pháp luật và tuân thủ những yêu cầu của CQĐT khi cần thiết.

Đánh giá có cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp này hay không.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện những vấn đề nêu trên thì CQĐT mới có thể đưa ra kết luận, ban hành những quyết định phù hợp cho quá trình giải quyết vụ án, góp phần hạn chế tội phạm tiếp tục xảy ra, và áp dụng biện pháp tạm giữ đúng đắn, có căn cứ, cơ sở để giúp CQĐT có thời gian tiếp tục hoàn thiện, củng cố hồ sơ để đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả hơn, bên cạnh đó nhằm ngăn ngừa người bị tình nghi tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật để đảm bảo cho các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015 để tạm giữ một người các chủ thể có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS năm 20215. Quyết định tạm giữ phải được giao cho người bị tạm giữ. Song song đó, quyết định tạm giữ phải tuân thủ theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an trong đó đảm bảo đầy đủ các nội dung như địa điểm ban hành quyết định tạm giữ, cụ thể là CQĐT có thẩm quyền giải quyết38 (ví dụ: Công an huyện X, Cơ quan điều tra); Số văn bản ban hành; Địa giới hành chính nơi ban hành quyết định, ngày, tháng, năm ban hành quyết định tạm giữ (Ví dụ: Củ Chi, ngày 01 tháng 02 năm 2020); căn cứ ban hành quyết định tạm giữ39, căn cứ vào các điều của Bộ luật tố tụng hình sự; căn cứ thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ40; Ghi cụ thể số ngày tạm giữ, thời gian bắt đầu và kết thúc (ví dụ: tạm giữ 03 ngày, kể từ 10 giờ ngày 01 tháng 02 năm 2020 đến 10 giờ ngày 04 tháng 02 năm 2020); họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc

38 Ghi Cơ quan điều tra giải quyết vụ án

39 Ghi rõ căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 117 của BLTTHS

tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, chứng minh nhân dân số, nơi cấp, nơi cư trú của người bị tạm giữ; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thi hành quyết định tạm giữ41; họ tên, chức vụ của người ra quyết định tạm giữ; chữ ký của người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ và có đóng dấu. Do đó, một quyết định tạm giữ có hiệu lực thi hành trên thực tế phải hội đủ tất cả các yếu tố vừa nêu và đảm bảo đúng biểu mẫu theo quy định. Nếu thiếu hoặc vi phạm bất kỳ một trong những điều kiện như trên thì quyết định tạm giữ sẽ không có giá trị thi hành trên thực tế.

Sau khi quyết định tạm giữ được ban hành đảm bảo đúng, đủ về nội dung và thẩm quyền và thể thức thì người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích cho người bị tạm giữ biết về những quyền và nghĩa vu của họ được quy định tại Điều 59 BLTTHS năm 2015. Điều này giúp người bị tạm giữ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định này kèm theo các tài liệu làm căn cứ cho việc tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền và Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, quản lý người bị tạm giữ là Nhà tạm giữ và Trại tạm giam được ghi trong quyết định tạm giữ. Ngoài ra ĐTV được phân công phụ trách vụ án phải lưu trong hồ sơ vụ án một bản chính quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ sau khi được giao cho VKS có thẩm quyền, nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người đang bị tạm giữ. Vậy nên, quyết định tạm giữ không phải sau khi được ban hành thì sẽ hiển nhiên có giá trị pháp lý thi hành trên thực tiễn, mà còn phải qua một giai đoạn để kiểm định lại nhận thức, đánh giá của CQĐT về hành vi và quyết định tố tụng của người có thẩm quyền ban hành. Vì đây là biện pháp ngăn chặn và pháp luật tố tụng cũng không có quy định bắt buộc trong mọi trường hợp phải áp dụng mà đây là quy định tùy nghi, lựa chọn thông qua cụm từ: “có thế áp dụng”, vậy nên phải tùy từng nội dung vụ án mà có sự áp dụng cho phù hợp. Dó đó, sau khi quyết định tạm giữ kèm tài liệu được chuyển đến VKS cùng cấp, VKS có thẩm quyền thì ở giai đoạn tiếp theo VKS sẽ phân công Kiểm sát viên (KSV) phụ trách nghiên cứu hồ sơ và xem xét quyết định tạm giữ ban hành đã đúng hay chưa, có căn cứ, đúng thủ tục, đúng thẩm quyền ban hành hay không. Nếu sau khi nghiên cứu mà KSV có 41 Ghi cụ thể tên Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Ví dụ: Nhà tạm giữ Công an cấp huyện, Nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện. Xem Khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

quan điểm phù hợp với quan điểm của ĐTV, nhận thấy việc áp dụng biện pháp tạm giữ trong trường hợp này là có căn cứ, đúng nội dung và hình thức thì sẽ thực hiện chức năng kiểm sát tiếp tục quá trình giải quyết vụ án; Còn trường hợp sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án nhận thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ do những yếu tố như người tình nghi phạm tội lần đầu thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, và có người bảo lãnh, đảm bảo sự có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và trong một số vụ án cần thời gian để có kết quả định giá tài sản, xác định tỷ lệ thương tật của bị hại, trong trường hợp này KSV sẽ có văn bản đề xuất lãnh đạo VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ42, đồng thời thông báo việc hủy bỏ quyết định tạm giữ và đề nghị người chủ thể ban hành quyết định tạm giữ phải ban hành ngay quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ43.

Sau khi ban hành quyết định tạm giữ 03 ngày đối với một người theo đúng quy định của BLTTHS năm 2015 những vẫn chưa thể đánh giá, kết luận được vụ án do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Cần chờ kết quả xác minh lý lịch, tiền án, tiền sự của người bị tạm giữ do người bị tạm giữ cư trú ở nhiều nơi hoặc vụ án phức tạp, có nhiều người tạm giữ bị tình nghi thực hiện tội phạm và cần có nhiều thời gian hơn để tiến hành lấy lời khai, xác minh hoặc có thể cần chờ kết quả định giá (các vụ trộm cắp tài sản), giám định tỷ lệ thương tích (các vụ án Cố ý gây thương tích) để có thể kết luận có khởi tố vụ án hay khởi tố bị can hay không. Vậy nên, để có thêm thời gian giải quyết vụ án thì ĐTV căn cứ trên những điều kiện của hồ sơ để đề xuất và ban hành quyết định gia hạn tạm giữ lần 1 (trong trường hợp cần thiết) và quyết định gia hạn tạm giữ lần 2 (trong trường hợp đặc biệt) với thời hạn 03 ngày nối tiếp thời hạn tạm giữ ban đầu, và nối tiếp thời hạn gia hạn tạm giữ lần 1, và thời điểm bắt đầu của quyết định gia hạn được tính kể từ mốc thời điểm kết thúc ghi trong quyết định tạm giữ của thời hạn trước đó. Cụ thể quyết định

42 Theo Mẫu số 33/HS của Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 về ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

43 Theo Mẫu số 48 của Thông tư liên tịch số 61 /2017/TT-BCA theo đó Quyết định trả tự do phải đáp ứng đầy đủ các nội dung như: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Số quyết định trả tự do; Ngày, tháng, năm của Quyết định trả tự do; Họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền ban hành quyết định trả tự do; Căn cứ hành vi của người bị tạm giữ; Căn cứ Điều khoản trong BLHS; Căn cứ quyết định/ lệnh tạm giữ nào (Ghi rõ Số, ngày, tháng, năm của Quyết định tạm giữ hoặc Biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang; Căn cứ để xác định việc trả tự do (Ghi rõ khoản 4 Điều 110, Điều 111, khoản 1 Điều 114, Khoản 4 Điều 117 hoặc khoản 3 Điều 118); Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh, Quốc tịch, Dân tộc, Tôn giáo, Nghề nghiệp, Số

CMND/CCCD và nơi cư trú của người được trả tự do;Cơ quan thi hành quyết định trả tự do (Ghi rõ Nhà tạm giữ Công an cấp huyện hoặc Trại tạm giam Công an tỉnh/ thành phố); Chữ ký và có đóng dấu của người có thẩm quyền ban hành.

gia hạn tạm giữ lần 1, 2 cũng phải đảm bảo đúng thể thức tương tự như biểu mẫu quyết định tạm giữ.

* Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ

Thời hạn tạm giữ là một nội dung quan trọng và cần được quy định chặt chẽ trong BLTTHS năm 2015 để đảm bảo việc áp dụng được thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Theo khoản 1, 2 Điều 118 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ nhiều nhất đối với một người là chín ngày. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tạm giữ đối tượng để xác định căn cứ, cơ sở truy cứu TNHS hoặc hoàn thành thủ tục chuyển giao đối tượng. Như vậy thời hạn tạm giữ được quy định như sau:

Thời hạn tạm giữ thông thường không quá 03 ngày kể từ khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giả người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi CQĐT ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Theo quy định này, thời hạn tạm giữ thông thường được quy định theo ngày và thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các trường hợp tạm giữ, cụ thể như sau:

Đối với trường hợp đối tượng bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc bị bắt trong trường hợp truy nã thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ được tính như sau: Nếu CQĐT nhận người bị giữ, bị bắt từ các chủ thể khác thì thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt; Nếu trường hợp CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự mình ra lệnh giữ người, bắt người thì thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày kể từ khi áp giải người bị giữ, bị bắt về trụ sở CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Đối với trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú thì thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày kể từ khi CQĐT ra quyết định tạm giữ.

Bên cạnh thời hạn tạm giữ thông thường không quá 03 ngày như đã phân tích ở trên. Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015 Cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thời hạn tạm giữ 02 lần, cụ thể:

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp, VKS có thẩm quyền phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm

giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Việc quy định quyết định gia hạn thời hạn tạm giữ phải có sự phê chuẩn của VKS có thẩm quyền để đảm bảo tính có căn cứ, hợp pháp của việc cần thiết phải kéo dài thêm thời hạn tạm giữ, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, hạn chế oan sai trong việc gia hạn tạm giữ.

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì VKS phải trả tự do ngay cho

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w