Ảnh hưởng của nồng độ enzyme β-amylase, pullulanase và transglucosidase đến sự tạo thành IMO bằng đường hóa gắn nhánh đồng thờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm. (Trang 115 - 116)

transglucosidase đến sự tạo thành IMO bằng đường hóa - gắn nhánh đồng thời

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ β-amylase, thêm vào phản ứng nồng độ khác nhau từ 1,0 U/g đến 5,0 U/g, cố định nồng độ pullulanase 0,6 U/g và transglucosidase và 15 U/g, pH 5,0, nhiệt độ 50℃ và thời gian phản ứng là 12 giờ. Dữ liệu thu được trình bày trong Bảng 3.23. Nhận thấy, khi nồng độ β-amylase tăng từ 1,0 U/g đến 3,0 U/g, hàm lượng IMO234 thu được tăng từ 58,66 lên 63,65 g/l. Hàm lượng IMO234 cao nhất đạt 63,65 g/l ở nồng độ 3,0 U/g. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng enzyme, hàm lượng IMO234 thu được giảm. Cụ thể, nồng độ IMO234 đạt 62,76 g/l và 57,09 g/l lần lượt ở nồng độ 4,0 và 5,0 U/g. Kết quả này được giải thích do khi nồng độ tăng đến một mức nhất định, hàm lượng maltose và maltotriose trong hỗn hợp phản ứng tăng, từ đó thúc đẩy phản ứng tổng hợp IMO bởi transglucosidase [146]. Từ kết quả phân tích thống kê (Bảng 3.23), nồng độ β- amylase 3,0 U/g được chọn làm thông số tối ưu cho phản ứng đường hóa – gắn nhánh đồng thời.

Tương tự, tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ enzyme pullulanase đến sự hình thành IMO. Kết quả thu được trình bày trong Bảng 3.23. Có thể thấy, nồng độ IMO234 đã tăng đáng kể khi lượng pullulanase tăng từ 0,2 U/g đến 0,8 U/g và đạt giá trị cao nhất ở 0,8 U/g với 69,24 g/l. Tuy nhiên, tiếp tục tăng nồng độ pullulanase đến 1,0 U/g thì hàm lượng IMO234 thu được giảm nhẹ xuống 67,2 g/l. Kết quả này được giải thích do pullulanase xúc tác thủy phân liên kết α-1,6 glycosidic trong phân tử tinh bột [175]. Việc kết hợp pullulanase cùng với β- amylase thu được dịch chứa hàm lượng maltose và maltooligosaccharide mạch ngắn cao hơn giúp cải thiện hiệu suất tổng hợp IMO [154] [153]. Bên cạnh đó, pullulanase không có khả năng thủy phân phần lớn các liên kết α-1,6 glycosidic trong hỗn hợp sản phẩm [151]. Điều này được chứng minh thông qua phân tích thành phần bằng HPLC. Phân tích thống kê cho thấy nồng độ IMO234 trong thí nghiệm nồng độ 0,8 U/g và 1,0 U/g tương đồng. Do đó, nồng độ pullulanase 0,8 U/g đã được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

Cùng với β-amylase và pullulanase, transglucosidase cũng được thêm vào phản ứng đường hóa – gắn nhánh đồng thời để tổng hợp IMO. Ảnh hưởng của nồng độ transglucosidase tới sự hình thành IMO được nghiên cứu và kết quả được tổng hợp trong Bảng 3.23. Hàm lượng IMO234 thu được tăng dần từ 60,84 g/l đến 67,37 g/l khi tăng nồng độ transglucosidase từ 3,0 U/g đến 10,0 U/g và có xu hướng giảm dần xuống 53,47 g/l khi tăng nồng độ enzyme đến 30 U/g. Kết quả này có thể được giải thích dựa trên các đặc tính của transglucosidase, tương tự với nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ transglucosidase đến hàm lượng IMO bằng phương pháp phân đoạn. Với nồng độ transglucosidase cao, tốc độ thủy phân cơ chất oligosaccharide được thúc đẩy dẫn đến việc giải phóng lượng lớn các phân tử glucose không mong muốn [152]. Hơn nữa, chúng cũng có khả năng thủy phân chính các sản phẩm IMO được tạo thành dẫn đến hàm lượng IMO thu được giảm. Phân tích thống kê cho thấy nồng độ enzyme transglucosidase 10,0 U/g và 15,0 U/g cho hàm lượng IMO234 tương

đồng. Do đó, từ khía cạnh kinh tế, liều lượng transglucosidase 10,0 U/g được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ các enzyme đến sự tạo thành IMO bằng đường hóa –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm. (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w