Điều 26, Quy chế hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố Ban hành

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Ban hành

kèm theo Quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.

15 Nông Ngọc Hưng (2019), Một số dạng vi phạm của cấp sơ thẩm dẫn đến cấp phúc thẩm sửa, hủybản án sơ thẩm hình sự và giải pháp khắc phục, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-dang-vi-pham-cua-cap- bản án sơ thẩm hình sự và giải pháp khắc phục, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-dang-vi-pham-cua-cap- so-tham-dan-den-cap-ph-t262.html?Page=1#new-related

VKSND không phải là lực lượng vũ trang, không trực tiếp chiến đấu nên lực lượng ứng trực tại cơ quan để xử lí công việc mang tính chuyên môn, đột xuất; thông thường chỉ phân công một Kiểm sát viên thay phiên nhau trực một đêm để xử lí công việc đột xuất xảy ra vào ban đêm. Nhưng trên địa bàn trong một đêm, cùng một thời điểm có thể xảy ra từ 3 đến 4 hiện trường vụ việc cùng một lúc hoặc chênh lệch nhau vài giờ. Từ thực trạng đó thì không đủ Kiểm sát viên tham gia hoạt động khám nghiệm, Kiểm sát viên thì thiếu mà hiện trường vụ việc có khi quá tải; từ đó họ linh hoạt chọn những hiện trường nào đặc biệt nghiêm trọng đến để kiểm sát hoạt động khám nghiệm theo quy định pháp luật, còn những hiện trường nào ít nghiêm trọng thì họ giao cho Điều tra viên tiến hành khám nghiệm, họ đến muộn hoặc không đến được do điều kiện khách quan; sau đó Kiểm sát viên kiểm sát trên hồ sơ khám nghiệm và ký vào biên bản; như vậy cũng đảm bảo được tính pháp lí trong hoạt động khám nghiệm;

Về người có chuyên môn:

Tuy Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định sự tham gia của người có chuyên môn là tùy nghi và không bắt buộc nhưng việc mời người chuyên môn tham dự việc khám nghiệm không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của CQĐT mà phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng hiện trường vụ án. Thực tế, các hoạt động tại hiện trường như: Phát hiện, thu giữ dấu vết, vật chứng, dữ liệu điện tử, chụp ảnh hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường, viết biên bản KNHT, hoàn thành báo cáo KNHT đều do cán bộ kỹ thuật hình sự chứ không phải do Điều tra viên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 81/2021/TT-BCA. Sự tham gia của lực lượng kỹ thuật hình sự trong hoạt động KNHT không chỉ mang tính chất hỗ trợ cho CQĐT mà còn là vai trò không thể thay thế, thậm chí mang tính chất quyết định đến kết quả của quá trình khám nghiệm trong nhiều trường hợp.

Rõ ràng, Lực lượng kỹ thuật hình sự đóng vai trò là nhà chuyên môn giúp Điều tra viên nghiên cứu, phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng tại hiện trường để kịp thời khai thác các thông tin từ dấu vết, vật chứng, giúp CQĐT nhanh chóng xây dựng các giả thuyết điều tra, mô hình đối tượng hoặc cung cấp các thông tin để truy bắt đối tượng phạm tội theo dấu vết nóng. Thực tế cho thấy cán bộ kỹ thuật hình sự không chỉ là “người có chuyên môn có thể được cơ quan tiến hành tố tụng mời tham dự” mà thực tế đang là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng, dữ liệu điện tử tại hiện trường; là người trực tiếp tiến hành vẽ sơ đồ, chụp ảnh hiện trường,

mô tả hiện trường theo quy định của pháp luật. Nếu cán bộ kỹ thuật hình sự có chức danh là Giám định viên hoặc Kỹ thuật viên được mời giúp Điều tra viên KNHT thì vai trò tư vấn của Giám định viên, Kỹ thuật viên có thể được xem là “là người có chuyên môn tham dự cuộc khám nghiệm”16.

Năm 2018, lực lượng Kỹ thuật hình sự đã tham gia KNHT 62.462 vụ việc các loại. Trong đó Viện khoa học hình sự tham gia 188 vụ (chiếm 0,3%), chủ yếu là các loại hiện trường cháy, giết người, trộm cắp tài sản có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh tham gia 7.618 vụ (chiếm 12,2%), chủ yếu là các vụ án mạng, trộm cắp tài sản có giá trị lớn; Kỹ thuật hình sự cấp huyện tham gia 54.656 vụ (chiếm 87,5%), chủ yếu là các vụ trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông. Chất lượng hoạt động KNHT tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ phát hiện dấu vết trong KNHT là 29,78% (tăng 1,48% so với năm 2017); tỷ lệ phát hiện dấu vết đường vân là 11,29% (tăng 0,89% so với năm 2017); tỷ lệ phát hiện dấu vết sinh học là 35,5% (tăng 3,4% so với năm 2017)17.

Theo báo cáo của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tại Hội nghị tổng kết hoạt động Kỹ thuật hình sự năm 2019 và triển khai hoạt động năm 2020 cho thấy, năm 2019, lực lượng Kỹ thuật hình sự toàn quốc đã tham gia KNHT 83.446 vụ, việc các loại. Trong đó, Viện Khoa học hình sự tham gia khám nghiệm 197 vụ, việc (chiếm 0.2%), Phòng Kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh khám nghiệm 7.771 vụ, việc (chiếm 9.0%), lực lượng Kỹ thuật hình sự cấp huyện khám nghiệm 75.478 vụ, việc (chiếm 90.8%). Việc KNHT có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật hình sự đã giúp hoạt động khám nghiệm có chất lượng hơn, đi vào chiều sâu, tỷ lệ phát hiện dấu vết, vật chứng đã từng bước được nâng lên. Theo đó, kết quả khám nghiệm phát hiện dấu vết là 38.957 vụ (đạt tỷ lệ 47.0%), xác định tính chất vụ việc là 73.955 vụ việc (đạt tỷ lệ 89.0%), xác định đối tượng gây án là 14.055 vụ (đạt tỷ lệ 17.0%), truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng là 1.867 vụ (đạt tỷ lệ 2.0%), xác định công cụ, phương tiện gây án là 13.540 vụ (đạt tỷ lệ 16%)18. Kết quả đó đã cho thấy vai trò không thể thiếu của lực lượng kỹ thuật hình sự trong KNHT phục vụ điều tra, xử lí tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Trong cuộc khảo sát do tác giả tiến hành, hầu hết những người tham gia khảo sát (tất cả đều là cán bộ ngành công an hoặc cán bộ ngành kiểm sát) đều cho rằng sự

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w