Nguyễn Minh Tuấn (2017), “Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành KNHT các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra vào ban đêm”, Tạp chí Kiểm sát, số 16, tr51.

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 60)

cho lực lượng làm hoạt động KNHT. Bên cạnh đó, lực lượng này cần thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, thảo luận về KNHT các vụ điển hình.

- Thứ tư, cần trang bị tốt các phương tiện kỹ thuật cho lực lượng KNHT. Việc xác định, thu thập, bảo quản các dấu vết có liên quan trực tiếp tới các trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng. Vì vậy, để hoạt động KNHT đạt hiệu quả cao nhất thì việc được trang bị đầy đủ các phương tiện chuyện dùng là điều kiện cần thiết. Cũng cần lưu ý là song song với việc bổ sung thiết bị thì cũng cần tính đến việc đào tạo cán bộ sử dụng các thiết bị đó. Hiện tại, việc trang bị ngay các phương tiện kỹ thuật hình sự hiện đại là điều khó khăn, do vậy cần có lộ trình phù hợp. Đồng thời các cán bộ cần khai thác, sử dụng triệt để các trang thiết bị hiện có, phát huy tinh thần tiết kiệm, sáng tạo trong công tác.

Kết luận Chƣơng 2

KNHT là một hoạt động điều tra đòi hỏi tính chuyên môn nghiệp vụ cao cũng như kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực của những chủ thể có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm. Quá trình KNHT bao gồm nhiều bước với những thủ tục chặt chẽ cần được tuân thủ một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Với tư cách là một trong những biện pháp điều tra ban đầu, KNHT cần phải được tiến hành một cách nhanh chóng, tỉ mỉ. Trong quá trình khám nghiệm, các chủ thể có thẩm quyền cần tiến hành một loạt các hoạt động một cách chính xác nhằm thu thập tốt nhất những dấu vết để lại của tội phạm, phục vụ cho hoạt động điều tra vụ án.

Trong thực tiễn điều tra vụ án trong thời gian qua, hoạt động KNHT đã được thực hiện một cách nhanh chóng, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp lí, từ đó góp phần không nhỏ vào hiệu quả của hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục trong hoạt động KNHT của các cơ quan có thẩm quyền.

Trong Chương II của Luận văn, tác giả đã trình bày và phân tích các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về các hoạt động cụ thể của KNHT. Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu thực tiễn KNHT của các cơ quan có thẩm quyền trên thực tế, từ đó chỉ ra một số điểm đạt được cũng như điểm hạn chế, vướng mắc của hoạt động này trong thời gian gần đây. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn những thiếu sót của pháp luật, sự hạn chế trong năng lực của chủ thể tiến hành khám nghiệm hay sự thiếu thốn về trang thiết bị… Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về KNHT cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động KNHT trên thực tế.

KẾT LUẬN

Hiện trường vụ án là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng, dấu vết phản ánh tổng thể về vụ việc phạm tội. Vì thế, KNHT là hoạt động điều tra có thể đem lại nguồn chứng cứ đa dạng về số lượng và có giá trị chứng minh cao. KNHT là biện pháp điều tra ban đầu, có thể tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án và được thực hiện trực tiếp tại hiện trường, thông qua những hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu trực tiếp trên hiện trường như đo đạc, chụp hình, vẽ sơ đồ, tìm kiếm vật chứng. Việc KNHT với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật theo trình tự, thủ tục luật định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Những nhận định đánh giá ban đầu từ hoạt động KNHT là cơ sở quan trọng định hướng hoạt động điều tra, qua đó CQĐT có thể tiến hành các biện pháp điều tra đúng hướng, loại trừ những nhận định chủ quan cá nhân làm sai lệch tình tiết vụ án, đồng thời góp phần củng cố chứng cứ phục vụ hoạt động truy tố, xét xử vụ án ở những giai đoạn sau.

Cũng giống như các hoạt động TTHS nói chung, hoạt động KNHT cũng cần phải được tiến hành theo đúng quy định pháp luật TTHS về chủ thể, thẩm quyền, trình tự, thủ tục… Việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật không chỉ bảo đảm hoạt động KNHT được chính xác, khách quan, có hiệu quả mà các tài liệu, đồ vật, dấu vết thu thập được mới được coi là hợp pháp và có giá trị chứng minh trong vụ án. Bản chất của hoạt động KNHT không phải chỉ đơn thuần là viết biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường mà vấn đề cốt lõi của nó là phải khai thác được tối đa các thông tin, dấu vết ở hiện trường để xác định tính chất của vụ việc, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra. Đó là quá trình tư duy lôgíc khoa học dựa trên kiến thức chuyên môn khoa học, lí luận nghiệp vụ có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng hiện đại nhằm thu thập dấu vết, chứng cứ phục vụ cho hoạt động điều tra vụ án. Do đó, đòi hỏi các chủ thể tiến hành phải có kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, phải tiến hành một cách tỉ mỉ, cẩn trọng, đúng trình tự, thủ tục. Trong quá trình khám nghiệm, các chủ thể phải có sự hỗ trợ, phối hợp một cách có hiệu quả đồng thời thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định.

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có sự hoàn thiện hơn trong quy định về biện pháp KNHT. Các chủ thể tham gia vào quá trình KNHT đã được bổ sung và quy định một cách rõ ràng hơn. Các hoạt động hay chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình khám nghiệm cũng được quy định cụ thể hơn và được hướng dẫn chi tiết hơn trong các văn bản hướng dẫn

thi hành. Điều này đã tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động KNHT trên thực tế, từ đó góp phần vào kết quả của hoạt động điều tra, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu các quy định của luật cũng như tìm hiểu thực tiễn cho thấy vẫn còn những lỗ hổng, những điểm hạn chế cần khắc phục liên quan đến hoạt động KNHT. Nguyên nhân của những điểm hạn chế đó đến từ nhiều khía cạnh, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật, năng lực của người tiến hành tố tụng, hay các phương tiện, công cụ kỹ thuật được trang bị… Trên cơ sở nhận thức những hạn chế, bất cập đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động KNHT trên thực tiễn, từ đó góp phần hơn nữa vào việc giải quyết vụ án hình sự và xử lí tội phạm.

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w