thời thu giữ một số công cụ trong khu vực nhà ông Trần Kim Long: 01 miếng gỗ dẹp kích thước (85,7x11,3x1)cm; 01 đoạn cây gỗ khô dài 118,8cm có đường kính đầu lớn là 5,25cm, đường kính đầu nhỏ nhất là 4,1cm; 01 cái rựa dài 67,1cm, phần lưỡi rựa bằng kim loại màu đen dài 26,8cm và thu giữ ở bờ đường cạnh cửa nhà ông Trần Kim Long 01 cây gỗ hình trụ chữ nhật, kích thước (102,9x4,5x3)cm.
Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh đến thì xác định hiện trường xảy ra tại nhà ông Trần Quốc Bổn chứ không phải nhà ông Trần Kim Long và đã tiến hành khám nghiệm, chụp ảnh, đo đạc, vẽ sơ đồ, lập biên bản KNHT, thu giữ các dấu vết.
Theo biên bản KNHT do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh lập vào lúc 21 giờ 00 ngày 14 tháng 10 năm 2021 tại nhà ông Trần Quốc Bổn thuộc thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh: Tiến hành KNHT vụ cố ý gây thương tích trong điều kiện ngoài trời, dùng ánh sáng điện, ánh sáng đèn pin, tình trạng hiện trường đã bị xáo trộn do quá trình cấp cứu nạn nhân. Biên bản hiện trường mô tả cách trụ cổng phía Đông nhà ông Trần Quốc Bổn 4,5m về phía Đông-Bắc cách mép đường phía Nam 1,6m về phía Bắc trên mặt đường bê tông có diện chất màu nâu thành dạng nhỉ giọt nằm trong diện (4x5) cm; từ ngoài cổng vào đến mái hiên nhà ông Trần Quốc Bổn có nhiều chất màu nâu thẫm đạng nhỏ giọt, chiều hướng tia từ Bắc sang Nam. Dấu vết thu được: chất màu nâu thẫm trên nền sân phía nhà ông Trần Quốc Bổn. Trong biên bản KNHT không đề cập đến các công cụ mà Công an xã đã nêu trong biên bản hiện trường.
Tuy nhiên, sau này khi CQĐT kiểm tra, đánh giá lại thì xác định những công cụ này có tính liên quan và trên cái rựa có dấu vết màu nâu sẫm nghi là máu người. Ngày 24/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh đã trưng cầu giám định dấu vết sinh học đối với các công cụ này (sau gần 01 năm kể từ ngày xảy ra vụ án). Theo kết luận giám định (số 270/QĐ-PC09 ngày 22/10/2018) của phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Yên: Cái rựa dài 67,1 cm do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh gửi giám định có dính máu người. Vì lượng mẫu vật ít, bị nhiễm bẩn, lẫn với đất, rỉ sét và để thời gian dài nên không xác định được nhóm máu”.
Trong vụ án trên, việc KNHT bị ảnh hưởng ngay từ hoạt động xác định và bảo vệ hiện trường vụ án. Hiện trường vụ án được tiếp cận lần đầu bởi lực lượng Công an xã nhưng những chủ thể này lại xác định hiện trường không chính xác, đồng thời trong quá trình cấp cứu bị hại cũng đã làm xáo trộn hiện trường. Thêm vào đó, điều kiện khám nghiệm vào ban đêm, các hoạt động khám nghiệm cụ thể
không được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ nên đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra, tìm hiểu vụ án sau này. Qua quá trình KNHT, CQĐT chỉ ghi nhận và thu các dấu vết máu trên sân nhà bị hại mà không chú trọng đến việc thu giữ vật chứng nên không xác định rõ đâu là vật chứng vụ án, cũng như các dấu vết có liên quan như dấu vết máu trên cây rựa mà Công an xã thu giữ, dẫn đến không trưng cầu giám định đối với dấu vết này, đến gần 01 năm sau mới trưng cầu giám định thì chỉ xác định là máu người nhưng thời gian đã lâu nên không xác định được nhóm máu, dẫn đến khó khăn trong việc củng cố chứng cứ buộc tội các đối tượng (do đối tượng đều không nhận tội và đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm), quá trình điều tra vụ án phải kéo dài, qua hai lần phục hồi điều tra, thu thập củng cố tài liệu chứng cứ khác, bác các chứng cứ ngoại phạm, mới có thể buộc tội các đối tượng.
Bên cạnh một số thực trạng trong việc bảo vệ và tiếp cận hiện trường, quá trình KNHT cũng tồn tại một số bất cập. Trong một số trường hợp, việc KNHT còn sơ sài, ghi nhận không đầy đủ các dấu vết, dẫn đến khó khăn khi cần thực nghiệm điều tra, đánh giá chứng cứ hoặc có nhận định không chính xác với dấu vết để lại trên hiện trường. Việc lập bản vẽ sơ đồ hiện trường vụ án không chính xác; vi phạm trong việc KNHT, sơ đồ hiện trường mâu thuẫn với lời khai bị cáo, người làm chứng, không có Kiểm sát viên tham gia là những vi phạm phổ biến của cấp sơ thẩm dẫn đến việc sửa án, hủy án của cấp phúc thẩm.30
Vụ việc cụ thể (Bản án 36/2019/HS-PT ngày 29/10/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình về tội Vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ):
Tối ngày 03/6/2018, Đào Mạnh B điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 36B-030.81 (chủ xe là ông Đàm Quang T) theo hướng huyện T, tỉnh Hòa Bình đi huyện Y, tỉnh Hòa Bình. Đến khoảng 02 giờ 05 phút, ngày 04-6-2018, Đào Mạnh B điểu khiển xe đi đến địa phận phố L, xã V, huyện L, tỉnh Hòa Bình thì va chạm với xe ô tô đi ngược chiều biển kiểm soát 28A-060.07 do Bùi Đình Q điều khiển. Hậu quả, Bùi Đình Q bị thương, xe ôtô 36B-030.81 và 28A-060.07 bị hư hỏng. Hiện trường được khám nghiệm vào hồi 02 giờ 30 phút ngày 04-6-2018.
Bản án hình sự sơ thẩm số 11/2019/HS-ST ngày 14-6-2019 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Hòa Bình đã xử: Áp dụng điểm g khoản 2, khoản 5 Điều 260; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt Đào Mạnh 30 Nông Ngọc Hưng (2019), Một số dạng vi phạm của cấp sơ thẩm dẫn đến cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án sơ thẩm hình sự và giải pháp khắc phục, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-dang-vi-pham-cua-cap- so-tham- dan-den-cap-ph-t262.html?Page=1#new-related, đăng ngày 20/8/2019, truy cập ngày 1/8/2021.
B 04 (bốn) năm tù về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Sau đó, ông Đàm Quang T và Bùi Đình Q đều có đơn kháng cáo.
Hội đồng xét xử Phúc thẩm nhận định căn cứ vào sơ đồ hiện trường và biên bản KNHT (BL 02-05 và BL 13) thể hiện đoạn đường xảy ra tai nạn là đoạn đường cua. Hiện trường vụ tai nạn giao thông thể hiện không có dấu vết phanh của xe 28A- 060.07. Bản án sơ thẩm đã xác định lỗi của bị hại: Khi tham gia giao thông không chủ động khi tránh xe; bản thân bị hại không có phản ứng gì trước và trong khi tai nạn xảy ra; không giảm tốc độ, không có vết phanh xe khi có chướng ngại vật phía trước, đường vòng cua và khuất tầm nhìn là vi phạm khoản 1,2,3 Điều 5 Thông tư số 91/2015 của Bộ giao thông vận tải. Tuy nhiên, qua xem xét nội dung kháng cáo của ông T và căn cứ vào Biên bản KNHT ngày 10-8-2019 (Bút lục 06) nhận thấy: Ngày 10-8-2018 cơ quan Cảnh sát điều tra đã dựng lại hiện trường để xác định điểm va chạm (điểm A) và ghi nhận vị trí của 02 phương tiện khi xảy ra va chạm. Theo thông số xác định vị trí hai xe ô tô khi xảy ra va chạm nhận thấy trục trước của xe 28A-060.07 cách mép đường bên trái theo hướng xe đi là 3,90m, tương ứng trục sau cách mép đường bên trái theo hướng xe đi là 3,99m và lòng đường tại vị trí điểm va chạm có chiều rộng 8,37m. Như vậy trục trước xe 28A-060.07 lấn sang đường ngược chiều 0,285m, tương ứng trục sau lấn sang đường là 0,195m. Vì vậy cần kết luận thêm lỗi của bị hại điều khiển xe lấn đường ngược chiều, vi phạm khoản 1 Điều 17 và Điều 19 Luật giao thông đường bộ. Từ đó, Hội đồng xét xử Phúc thẩm tuyên chấp nhận một phần kháng cáo của ông Đàm Quang T về việc xác định lỗi của bị hại và sửa bản án sơ thẩm về mức bồi thường thiệt hại.
Trong vụ việc nói trên, Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã lấy vị trí điểm điểm va chạm của 02 phương tiện để xác định khoảng cách chiếm đường của phương tiện do bị cáo điều khiển. Việc xác định như vậy là không chính xác đối với trường hợp 02 xe ô tô đâm nhau bởi vì, điểm va chạm là điểm chạm của 2 phương tiện khi xảy ra tai nạn đối chiếu vuông góc xuống mặt đường; còn khoảng cách chiếm đường của các phương tiện phải xác định trên cơ sở vị trí của 02 phương tiện khi xảy ra va chạm. Theo hồ sơ vụ án, điểm va chạm chiếm sang phần đường của bị hại là 0,55m; dựa vào vị trí điểm va chạm các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã xác định bị cáo chiếm đường ngược chiều là 0,55m và không xác định bị hại đi lấn đường ngược chiều; tuy nhiên dựa vào vị trí của 02 xe ô tô khi xảy ra va chạm tại biên bản thực nghiệm điều tra thì xe ô tô do bị cáo điều khiển chiếm đường ngược chiều là 1,515 m, xe ô tô do bị hại điều khiển cũng lấn đường ngược chiều là
0,285m. Do vậy, cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm, nhận định bị hại có 1 phần lỗi và sửa lại mức bồi thường thiệt hại. Rõ ràng trong trường hợp này, việc KNHT còn sơ sài, ghi nhận không đầy đủ dấu vết dẫn đến khó khăn khi cần thực nghiệm điều tra, đánh giá chứng cứ, từ đó dẫn đến nhận định không chính xác với dấu vết để lại hiện trường.
Bên cạnh những thiếu sót trong quá trình khám nghiệm thì việc hoàn thành biên bản, hồ sơ KNHT trong một số trường hợp cũng không đáp ứng được yêu cầu luật định. Theo đó, một số biên bản KNHT còn sơ sài, sơ đồ hiện trường nhiều vụ án vẽ không chính xác về tỉ lệ, ký hiệu chuẩn, không có điểm mốc chuẩn và chú dẫn về các dấu vết, giữa sơ đồ hiện trường và biên bản KNHT có nhiều điểm chưa thực sự thống nhất; bản ảnh KNHT chưa đảm bảo, ảnh không nét, không đủ sáng, khi chụp không đặt số, không đặt thước tỉ lệ, nhiều dấu vết quan trọng không chụp được, ảnh không thể hiện được định hướng, vị trí, toàn cảnh hiện trường, bản ảnh sắp xếp không theo trình tự…
Vụ việc cụ thể (Bản án số 31/2020/HS –PT ngày 28/9/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ):
Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 08/12/2016, sau khi tan học tại trường THPT K thuộc xóm T, xã D, thành phố H, tỉnh Hòa Bình, bị cáo Phạm Anh T điều khiển xe máy BKS 28FZ –011.83 đi một mình về nhà theo hướng Hòa Bình - Hà Nội. Khi đến Km 59, quốc lộ6A thuộc địa phận B1 (nay là Phố Bã), xã H, thành phố H, tỉnh Hòa Bình thì dừng lại lề đường bên phải nơi mẹ đẻ của T là bà Trần Thị T đang bán hoa quả tại đó. Sau khi ăn xong quả táo, T điều khiển xe máy sang đường (từ phải qua trái để về nhà ở phía đối diện). Khi xe T đang sang đường thì xảy ra va chạm với xe mô tô BKS 29Y5 – 168.36 do Nguyễn Hữu Đ, sinh năm 2001, trú tại thôn T, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội điều khiển xe hướng Hòa Bình –Hà Nội, chở sau là Nguyễn Minh Ch. Hậu quả, T, Đ, Ch đều bị thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Do thương tích nặng, đến ngày 22/12/2016, anh Đ tử vong.
Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2018/HS-ST ngày 19/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện K (nay là thành phố H) quyết định tuyên bố bị cáo Phạm Anh T phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, xử phạt 09 tháng cải tạo không giam giữ.
Bản án hình sự phúc thẩm số 04/2019/HS -PT ngày 15/01/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình quyết định: Hủy toàn bộ bản án hình sự số10/2018/HS –ST ngày
19/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện K (nay là thành phố H), tỉnh Hòa Bình. Chuyển toàn bộ vụ án cho VKSND dân huyện K để tiến hành điều tra, truy tố và xét xử lại.
Tại lần xét xử sơ thẩm thứ hai, Bản án hình sự sơ thẩm số11/2020/HS -ST ngày 04/3/2020 của Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hòa Bình quyết định: Tuyên bố bị cáo Phạm Anh T phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Bị cáo T tiếp tục kháng cáo.
Trong quá trình bào chữa cho bị cáo, luật sư bào chữa đã tập trung khai thác những điểm thiếu sót của CQĐT trong hoạt động KNHT cũng như một số hoạt động khác. Theo luật sư, hiện trường vụ án và kết luận điều tra, cáo trạng của VKS huyện K có nhiều mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế khách quan. Sơ đồ hiện trường cơ quan Cảnh sát điều tra không xác định chính xác điểm A là điểm va chạm giữa xe mô tô do Đ và xe mô tô do T điều khiển. Biên bản khám nghiệm phương tiện; biên bản KNHT, bản ảnh phản ánh không đúng hiện trường vụ tai nạn giao thông. Dấu vết để lại hiện trường vụ tai nạn, CQĐT xác định không chính xác, vết 01; 02 không phải do phương tiện gây tại nạn để lại. Việc điều tra lại của CQĐT chỉ tập trung lấy lời khai nhân chứng để buộc tội đối với Phạm Anh T.
Trong vụ án này, khi KNHT, cơ quan có thẩm quyền đã không tiến hành xác 3 định điểm bị cáo dừng đỗ xe trước khi chuyển hướng sang đường dẫn đến việc xác định điểm A không chính xác; sau này thực nghiệm lại thì điểm A trong biên bản thực nghiệm đã lệch so với điểm A trong biên bản KNHT ban đầu là 30 cm, đây là nội dung luật sư tập trung tranh luận, yêu cầu Kiểm sát viên đối đáp nhiều lần trong quá trình tranh tụng. Khi thực nghiệm điều tra, CQĐT đã ghi nhận không đúng so với dấu vết ban đầu, biên bản KNHT xác định xe bị cáo nằm đổ bên trái nhưng tại báo cáo thực nghiệm điều tra của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hòa Bình thì xe của bị cáo đổ nghiêng phải. Bản ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện thể hiện xe của bị hại không có giỏ xe nhưng trong báo cáo thực nghiệm điều tra của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hòa Bình nhận định vết cà trượt số 1 và số 2 là giỏ xe tạo nên, đây là một trong các nội dung kháng cáo của bị cáo, bị cáo cho rằng CQĐT đã sửa chữa hồ sơ, làm giả dấu vết vụ án để buộc tội.
Có thể thấy trong vụ án trên, hoạt động KNHT của CQĐT còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh việc không ghi nhận một số đặc điểm trên hiện trường, việc thể hiện thông qua hồ sơ, biên bản khám nghiệm cũng chưa rõ ràng, có mâu thuẫn với kết quả thực nghiệm điều tra dẫn đến bị cho rằng đã có hoạt động sửa chữa hồ sơ, làm giả dấu vết, từ đó gây khó khăn và kéo dài quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tố tụng.
Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh Phú Yên trong các năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, có 34 vụ bị cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra, xét xử lại. Tòa án cấp cao phúc thẩm hủy án sơ thẩm của cấp tỉnh 03 vụ; Tòa án cấp cao giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra, xét xử lại 05 vụ. Trong đó, có nhiều vụ án tồn đọng từ 9 đến 10 năm trước, có vụ bị hủy hai đến ba lần như vụ Nguyễn Kiệm, vụ Nguyễn Thái Đắc, vụ Dương Hoài Thanh, vụ Nguyễn Hữu Nghi,