Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 46)

thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hình chóp nón theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết”.

giữ gìn tính nguyên vẹn của dấu vết, tránh làm mất mát, thất lạc, lẫn lộn hoặc làm hư hỏng dấu vết hoặc vật mang vết. Theo quy định của Điều 201 BLTTHS năm 2015 thì “Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”. Khoản 6 Điều 30 Quy chế Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKS) cũng quy định: “Những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử đã thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong theo quy định của pháp luật, bảo đảm phục vụ cho việc giám định và sử dụng làm chứng cứ giải quyết vụ án.

Để đảm bảo tính nguyên vẹn, từ đó bảo đảm tính có thể sử dụng của dấu vết thì việc bảo quản dấu vết cần được thực hiện ngay trên hiện trường cũng như quá trình vận chuyển và lưu giữ chúng. Việc bảo quản dấu vết cần tuân thủ nguyên tắc không làm hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn dấu vết cũng như đặc điểm của chúng. Tuỳ thuộc vào từng dấu vết, vật chứng cũng như vật mang vết cụ thể mà có phương pháp bảo quản cho thích hợp, bảo đảm nguyên tắc của kỹ thuật hình sự trong việc bảo quản dấu vết cũng như việc bảo đảm các yêu cầu, những quy định của pháp luật.26

Hoàn thành hồ sơ khám nghiệm

Để những thông tin thu thập được trong quá trình khám nghiệm đảm bảo tính hợp pháp và có thể được coi là chứng cứ trong TTHS thì kết quả cũng như quá trình thực hiện các hoạt động này của cơ quan tiến hành cần phải được thể hiện một cách rõ ràng, chính xác trong hồ sơ, biên bản theo quy định của pháp luật. Theo khoản 3 Điều 201 BLTTHS năm 2015, chủ thể có thẩm quyền phải ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản, biên bản KNHT được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Cụ thể hơn, khoản 3 Điều 30 Quy chế Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND Tối cao) quy định biên bản KNHT phải được lập, sơ đồ hiện trường phải được vẽ ngay tại nơi khám nghiệm. Quy định như vậy nhằm bảo đảm cho hiện trường vụ việc, vụ án cũng như quá trình tiến hành khám nghiệm của cơ quan, người có thẩm quyền được phản ánh một cách khách quan, trung thực và kịp thời.

Hồ sơ vụ án liên quan đến hoạt động KNHT thường bao gồm các tài liệu như bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản vẽ mô tả hiện trường, biên bản KNHT

26 https://everest.org.vn/https-everest-org-vn-cac-buoc-kham-nghiem-hien-truong-2/, truy cập ngày 25/7/2021. 25/7/2021.

và các tài liệu liên quan khác. Biên bản KNHT phải mô tả khái quát toàn cảnh hiện trường, mô tả tỉ mỉ, chính xác đồ vật, dấu vết trong mối quan hệ giữa chúng ở hiện trường; tóm tắt quá trình khám nghiệm, phát hiện và thu lượm dấu vết. Dấu vết, tài liệu, mẫu vật thu được phải được ghi rõ tên, đặc điểm, phương pháp thu lượm vào biên bản và được bảo quản tại cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, biên bản KNHT cũng phải ghi rõ điều kiện về thời tiết khí hậu, ánh sáng khi tiến hành khám nghiệm bởi đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc KNHT. Ví dụ như trong điều kiện KNHT vào ban đêm, ánh sáng hạn chế sẽ làm giảm khả năng quan sát, thu thập và đánh giá dấu vết, vật chứng của cán bộ khám nghiệm hoặc việc khám nghiệm hiên trường được thực hiện trong điều kiện trời mưa thì có thể nước mưa sẽ góp phần xóa đi những dấu vết quan trọng của vụ án.

Theo quy định tại Điều 201, Điều 178 và Điều 133 BLTTHS năm 2015, biên bản KNHT phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành khám nghiệm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động khám nghiệm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động khám nghiệm, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ. Biên bản KNHT phải có chữ ký của những người tham gia theo quy định của pháp luật. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký. Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lí do và mời người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản phải đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trong trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lí do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

2.2. Thực tiễn thực hiện các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiệntrƣờng vụ án hình sự trƣờng vụ án hình sự

2.2.1. Tình hình tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường vụ án hình sự

KNHT luôn là một trong những biện pháp điều tra quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thời gian qua, hoạt động bảo vệ và KNHT về cơ bản đã được tiến hành một cách nhanh chóng, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp lí, hoàn thiện đủ hồ sơ. Trong quá trình KNHT, các lực lượng có liên quan luôn cố gắng

phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Các Điều tra viên thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong chủ trì KNHT, đồng thời tôn trọng và tiếp thu ý kiến của các lực lượng khác cùng tham gia, luôn chủ động trao đổi thông tin giữa các lực lượng, thể hiện vai trò, trách nhiệm cao từ khi bố trí lực lượng, phương tiện đến hiện trường và khi kết thúc công các khám nghiệm, đánh giá, kết luận dựa trên các căn cứ rõ ràng, trên cơ sở khoa học, khách quan và tính liên quan, do đó có giá trị và là cơ sở cho hoạt động điều tra khám phá vụ án. Có thể nói, việc xác định, thu thập, bảo quản, đánh giá dấu vết, nhận định về hiện trường được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy và có sự chính xác cao, từ đó góp phần không nhỏ vào việc xác định sự thật khách quan, giải quyết vụ án hình sự.

Ví dụ về tình huống cụ thể sau phần nào cho thấy hoạt động KNHT đã được tiến hành một cách rất có hiệu quả, thông qua nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức của mình, các chủ thể có thẩm quyền đã phát hiện, xác định các dấu vết để lại trên hiện trường ngay cả khi những dấu vết đó được che giấu một cách kỹ càng, từ đó góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật của vụ án:

Ngày 19/6/2020 Công an xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tiếp nhận tin báo của ông Đỗ Văn Quang, sinh năm 1972, trú thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên về việc con gái ông Quang là Đỗ Thị Kim Hân, sinh năm 2007, bỏ nhà đi từ ngày 17/6/2020 không rõ đi đâu. Ngày 21/6/2020 Công an huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phát hiện tử thi Đỗ Thị Kim Hân bị vùi lấp tại khu vực rừng phi lao thuộc thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An nên nhanh chóng triển khai công tác bảo vệ hiện trường và báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên để thụ lý theo thẩm quyền.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khẩn trương xuống hiện trường, nhanh chóng tiến hành KNHT, khám nghiệm tử thi, thu nhận các dấu vết. Tuy nhiên, vụ án gặp khó khăn là sau khi gây án, hung thủ đã đào hố cát để chôn nạn nhân nhằm mục đích không để ai phát hiện, làm xóa đi rất nhiều dấu vết. Lực lượng kỹ thuật hình sự và điều tra viên đã tiến hành KNHT một cách cẩn thận, tỉ mỉ, thu thập, kẽ, vẽ, dựng lại hiện trường, qua công tác KNHT đã thu được chiếc găng tay nilon màu trắng, nhận định khả năng là găng tay của đối tượng để lại nên đã kịp thời thu thập, bảo quản và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xử lý, qua đó phát hiện và thu được một số dấu vết đường vân, trong đó có một dấu vết đường vân đủ yếu tố giám định truy nguyên, trên mẫu da các đầu ngón tay, móng tay của tử thi Đỗ Thị Kim Hân có hai loại xơ sợi vải. Bằng mọi biện pháp nghiệp vụ, cơ quan có

thẩm quyền đã khoanh vùng đối tượng, tiến hành giám định dấu vân tay của đối tượng nghi vấn với dấu vân tay thu được ở hiện trường, giám định xơ sợi vải thu được với xơ sợi dệt vải áo khoác của đối tượng, kết quả đã xác định chính xác và bắt được hung thủ là Phạm Kim Phê (sinh ngày 02/4/2002, trú xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Kết quả điều tra cộng với lời khai, khuya 17/6/2020, trên đường đưa chị Hân về nhà, Phê nảy sinh ý định giao cấu với chị Hân nên chở chị Hân vào khu vực rừng phi lao thuộc thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, sau đó Phê cưỡng ép chị Hân giao cấu nên chị Hân chống cự và bỏ chạy, Phê đuổi theo và đấm chị Hân ngã xuống cát rồi ngồi đè lên người chị Hân và dùng hai tay bóp cổ chị Hân khoảng 10 phút, thấy chị Hân nằm im, không còn phản ứng, Phê đã giao cấu với chị Hân. Sau đó, Phê đeo bao tay nilon đào một số cát cách vị trí chị Hân nằm khoảng hơn 9 mét rồi quay lại kéo chị Hân đến hố cát, cởi bao tay nilon nhét vào miệng chị Hân và lấp cát phủ lên xác chị Hân để không ai phát hiện.

Đến ngày 21/6/2021, Phạm Kim Phê bị bắt giữ. Sau khi xem xét các tình tiết, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên mức án “tử hình đối với bị cáo Thạch Đen với tội danh giết người và hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường và nguyên nhân

Bên cạnh những điểm tích cực đáng ghi nhận, thực tiễn KNHT các vụ án hình sự thời gian qua cũng cho thấy một số điểm hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Theo Công văn số 216/PC01-Đ1 ngày 09/4/2019 của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên về việc trích thông báo những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra tại Hội nghị rút kinh nghiệm việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lí tội phạm năm 2016-2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong hoạt động KNHT của Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót cần quán triệt, rút kinh nghiệm chung:

"1. Hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

...

Các biện pháp điều tra theo TTHS như KNHT, xem xét dấu vết trên thân thể, nhận dạng... nhằm thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến tội phạm còn mang tính hình thức, sơ sài, đối phó, bỏ sót dấu vết, chưa tiến hành thu thập đầy đủ tài liệu

chứng cứ để định hướng hoạt động điều tra tiếp theo; vẫn còn tồn tại một số trường hợp không tiến hành xác định, KNHT, chụp ảnh hiện trường, KNHT không có Kiểm sát viên tham gia trong các tố giác, tin báo về tội phạm có hiện trường; không tiến hành truy tìm vật chứng;

...

3. Hoạt động điều tra xử lí tội phạm ...

Hoạt động xác định, KNHT vụ án còn sơ sài, hình thức, không thu giữ đầy đủ dấu vết, vật chứng có liên quan, có trường hợp biện bản không phù hợp bản ảnh hiện trường; không tiến hành truy tìm vật chứng liên quan đến vụ án để làm căn cứ điều tra, chứng minh tội phạm".

Trong nhiều vụ án, do không làm tốt hoạt động bảo vệ hiện trường ban đầu nên dẫn đến hiện trường bị xáo trộn gây khó khăn cho hoạt động khám nghiệm. Việc không bảo đảm hoạt động bảo vệ hiện trường xuất phát từ nhiều lí do khách quan và chủ quan như không nắm bắt thông tin một cách kịp thời nên chậm trễ trong việc tiếp cận hiện trường vụ án, hành vi phạm tội xảy ra vào ban đêm hay tại những địa điểm khó tiếp cận, địa điểm đông dân cư, có nhiều người qua lại làm xáo trộn hiện trường vụ án, hay thiếu trang bị, công cụ bảo vệ hiện trường. Đặc biệt, đối với một số tội phạm điển hình như Cố ý gây thương tích hay Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì trong nhiều trường hợp, việc tiếp cận hiện trường không đảm bảo tính kịp thời, gây ra nhiều khó khăn cho việc khám nghiệm, thu thập chứng cứ về sau. Chẳng hạn đối với tội Cố ý gây thương tích, trong một số trường hợp, việc KNHT chưa được thực hiện ngay sau khi tiếp nhận tin báo nên không kịp thời thu thập dấu vết, vật chứng nhất là việc thu giữ hung khí khi bị cáo vứt bỏ sau khi gây án dẫn đến khó khăn trong việc xác định điểm khoản truy tố; có một số vụ sau khi hai bên không thể hòa giải thì CQĐT mới tiến hành khám nghiệm hoặc xác định lại hiện trường gây án nên hiện trường không còn nguyên vẹn, khó phát hiện hoặc đã mất dấu vết chứng minh tội phạm27. Hay theo quy định điểm b, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 Thông tư số 63/2020/TT- thì vụ việc tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì hoạt động KNHT đều do cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành (thành phần KNHT đều không

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w