Xem thêm Phụ lục (Câu hỏi khảo sát số 14, 15)

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 55)

- Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế về mặt chuyên môn của Điều tra viên, Kiểm sát viên hay lực lượng kỹ thuật hình sự. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động KNHT. Trên thực tế, nhiều trường hợp cán bộ kỹ thuật hình sự là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu sự đào tạo sâu về chuyên môn. Hơn 31Hồng Hải, Hồng Phong (2020), “Những kinh nghiệm của VKSND tỉnh Phú Yên trong tham mưu, giải quyết án tồn, án bị hủy”, Tạp chí Kiểm sát, số 23, tr39

32Xem thêm Phụ lục (Câu hỏi khảo sát số 14, 15)33 33

http://congan.travinh.gov.vn/ch26/355-Nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kham-nghiem-hien-truong-cac-vu-tai- nan-giao-thong-duong-bo.html, truy cập ngày 12/8/2021.

nữa, việc kiểm tra của lãnh đạo về các yêu cầu pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động của cấp dưới chưa đầy đủ dẫn tới sự tùy tiện và mang nặng hình thức trong hoạt động của lực lượng KNHT34.

- Thứ tư, việc trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động KNHT vừa thiếu, vừa lạc hậu. Nhiều đơn vị địa phương chưa có đầy đủ phương tiện kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của hoạt động KNHT.

- Thứ năm, quan hệ phối hợp giữa các lực lượng tham gia KNHT chưa thực sự chặt chẽ.

2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng khám nghiệm hiện trƣờng

2.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường

Như đã trình bày, việc bảo vệ hiện trường vụ án là rất cấp thiết, quan trọng và không thể thiếu nhằm bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động KNHT nói riêng và hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung. Tuy được hướng dẫn trong nhiều văn bản dưới luật nhưng hiện nay hoạt động bảo vệ hiện trường vẫn chưa được điều chỉnh bởi BLTTHS. Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định về KNHT không hề đề cập đến hoạt động bảo vệ hiện trường. Do đó, bảo vệ hiện trường không phải một hoạt động TTHS.

Tuy nhiên, như đã phân tích, trong mọi trường hợp KNHT, không thể không coi trọng hoạt động bảo vệ hiện trường. Theo các văn bản hướng dẫn, sau khi tiếp nhận nguồn tin báo, tố giác về tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp bách tiếp theo, trong đó có bảo vệ hiện trường vụ án nhằm phục vụ hoạt động khám nghiệm và điều tra sau này. Rõ ràng các hoạt động tiếp nhận tin báo – bảo vệ hiện trường – KNHT có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong đó, hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và KNHT đều là các hoạt động tố tụng, được quy định cụ thể trong BLTTHS. Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết ghi nhận hoạt động bảo vệ hiện trường là hoạt động TTHS nhằm tạo cơ sở pháp lí rõ ràng cho các chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động này. Việc ghi nhận hoạt động bảo vệ hiện trường như một hoạt động TTHS cũng có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao trách nhiệm của những chủ thể tiến hành, từ đó bảo đảm tốt hơn hiệu quả thực hiện trên thực tế.

34 Trần Minh Châu, Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT trong các vụ án hìnhsự tại huyện Bình Xuyên, http://vksnd.vinhphuc.gov.vn/nghiencuu-traodoi/Pages/trao-doi-nghiep-vu.aspx? sự tại huyện Bình Xuyên, http://vksnd.vinhphuc.gov.vn/nghiencuu-traodoi/Pages/trao-doi-nghiep-vu.aspx? ItemID=31310, đăng ngày 12/6/2020, truy cập ngày 7/8/2021.

Quan điểm này cũng được sự đồng tình của đa số ý kiến trong cuộc khảo sát do tác giả tiến hành. Theo đó, 86.8% số người được khảo sát bày tỏ rằng nên ghi nhận bảo vệ hiện trường như một phần của hoạt động KNHT trong BLTTHS35.

2.3.2. Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường 36

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật TTHS, để hoạt động KNHT càng trở lên chính xác, có hiệu quả thì cần thiết phải tiến hành đồng thời với một số biện pháp khác liên quan đến con người và phương tiện hỗ trợ.

- Thứ nhất, cần nâng cao hơn hiệu quả của hoạt động bảo vệ hiện trường. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ hiện trường cho các đơn vị có liên quan như Công an cấp xã, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố. Mặt khác tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ hiện trường. Đồng thời, việc tiếp nhận và xử lí ban đầu đối với các nguồn tin về tội phạm cần được thực hiện một cách nhanh chóng để có thể kịp thời tiếp cận và bảo vệ hiện trường vụ việc.

- Thứ hai, cần nâng cao ý thức của đội ngũ KNHT. Việc nhận thức được KNHT là một biện pháp điều tra rất quan trọng trong TTHS thay vì tư tưởng chỉ coi đây là một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động điều tra sẽ tác động tích cực đến thái độ của chủ thể khám nghiệm. Khi đó, việc khám nghiệm sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan, chính xác hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT.

- Thứ ba, cần có những biện pháp nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ KNHT. Như đã phân tích, cán bộ tham gia khám nghiệm phải nắm rõ được đặc điểm của từng loại hiện trường, quy luật hình thành và tồn tại của dấu vết cũng như mối quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng tại hiện trường, các loại dấu vết phổ biến, vị trí xuất hiện của chúng… Từ đó mới có thể xác định chính xác cách thức phát hiện, ghi nhận, thu lượm và bảo quản phù hợp với từng loại dấu vết, đánh giá, giải thích đúng cơ chế, quy luật hình thành dấu vết tại hiện trường phục vụ có hiệu quả hoạt động điều tra37. Do đó, các đơn vị có liên quan cần có kế hoạch thường xuyên mở lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng ngắn hạn về hoạt động KNHT. Đồng thời cũng cần tiến hành kiểm tra chuyên môn để từ đó có phương hướng bồi dưỡng và hướng dẫn 35Xem Phụ lục.

36

Xem Phụ lục (Câu hỏi khảo sát số 16).

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w